Metro miễn phí đến bao giờ? Giá vé metro số 1 chi tiết 2025?
Nội dung chính
Metro miễn phí đến bao giờ? Giá vé metro số 1 chi tiết 2025?
Tuyến metro số 1 TPHCM (Bến Thành - Suối Tiên) được vận hành chính thức ngày 22/12/2024. Theo Nghị quyết 29/2024/NQ-HĐND của HĐND TP HCM, Thành phố chi ngân sách để hỗ trợ 100% giá vé metro miễn phí cho hành khách sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng tàu điện tuyến đường sắt đô thị số 1 (Metro số 1: Bến Thành - Suối Tiên) trong thời gian 30 ngày kể từ ngày bắt đầu khai thác vận hành thương mại.
Theo đó, việc metro miễn phí vé được áp dụng từ ngày 22/12/2024 đến ngày 20/1/2025.
Sau thời gian trên, Thành phố tiếp tục hỗ trợ 100% giá vé tuyến metro số 1 cho người có công với cách mạng; người khuyết tật; người cao tuổi và trẻ em dưới 6 tuổi.
Căn cứ tại Điều 3 Nghị quyết 29/2024/NQ-HĐND quy định về mức hỗ trợ cho người sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng tàu điện như sau:
- Hỗ trợ 100% giá vé cho người có công với cách mạng; người khuyết tật; người cao tuổi; trẻ em dưới 6 tuổi. Mức hỗ trợ này đã bao gồm mức giảm giá vé cụ thể cho tùng đối tượng (nếu có) theo quy định của pháp luật Trung ương hoặc do người có thẩm quyền quy định.
- Hỗ trợ 100% giá vé cho hành khách sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng tàu điện tuyến đường sắt đô thị số 1, Bến Thành - Suối Tiên trong thời gian 30 ngày kể từ ngày tàu điện, tuyến đường sắt đô thị số 1, Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu khai thác vận hành thương mại.
Giá vé Metro số 1 chi tết 2025:
- Giá vé theo lượt: được chia thành giá vé lượt thanh toán bằng tiền mặt dao động từ 7.000đ đến 20.000 đồng/lượt, nếu thanh toán không dùng tiền mặt thì giá dao động từ 6.000 - 19.000 đồng/lượt:
- Giá vé 1 ngày: 40.000 đồng/người/vé/ngày (Không giới hạn số lượt đi lại trong ngày).
- Giá vé 3 ngày: 90.000 đồng/người/vé/3ngày (Không giới hạn số lượt đi lại trong 3 ngày).
- Giá vé tháng:
+ Hành khách phổ thông là 300.000 đồng/người/vé/tháng (Không giới hạn số lượt đi lại trong tháng).
+ Học sinh, sinh viên là 150.000 đồng/người/vé/tháng (Không giới hạn số lượt đi lại trong tháng).
Lưu ý: Vé đã đã bao gồm bảo hiểm thân thể và được niêm yết tại các ga và công khai trên trang thông tin điện tử. Trong trường hợp hành khách đi quá ga thì cần mua vé bổ sung. Việc trả lại và đổi vé chỉ áp dụng khi vé chưa được sử dụng.
Metro miễn phí đến bao giờ? Giá vé metro số 1 chi tiết 2025? (Hình từ Internet)
Hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Luật Đường sắt 2017, quy định về hệ thống đường sắt Việt Nam như sau:
Hệ thống đường sắt Việt Nam
1. Hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng được quy định như sau:
a) Đường sắt quốc gia phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế;
b) Đường sắt đô thị phục vụ nhu cầu vận tải hành khách ở đô thị và vùng phụ cận;
c) Đường sắt chuyên dùng phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân.
2. Thẩm quyền quyết định công bố, điều chỉnh hệ thống đường sắt được quy định như sau:
a) Đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh; đường sắt đô thị có nối ray hoặc chạy chung với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường sắt đô thị;
b) Đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố, điều chỉnh; trường hợp đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia đi qua địa giới hành chính từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh sau khi có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố này.
....
Như vậy, hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng được quy định như sau:
- Đường sắt quốc gia phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế;
- Đường sắt đô thị phục vụ nhu cầu vận tải hành khách ở đô thị và vùng phụ cận;
- Đường sắt chuyên dùng phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân.