Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính 2025?
Nội dung chính
Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính 2025?
Căn cứ tại Phụ lục kèm theo Nghị định 68/2025/NĐ-CP quy định về mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính năm 2025
Theo đó, Mẫu MQĐ40 là Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính 2025 có dạng như sau:
Tải về :Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính 2025
Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính 2025? (Hình từ Internet)
Các trường hợp phải hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 118/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 68/2025/NĐ-CP quy định về hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Theo đó, người đã ban hành quyết định tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 phải ban hành quyết định hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
(2) Quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
(3) Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
(4) Quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính được ban hành không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
(5) Vi phạm thủ tục trong xử phạt vi phạm hành chính dẫn đến vi phạm quy định tại các điểm c, d, e, g và h khoản 1 Điều 13 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
(6) Xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng hoặc xác định hành vi vi phạm hành chính trong trường hợp không có vi phạm hành chính xảy ra;
(7) Áp dụng hình thức xử phạt không đúng đối với hành vi vi phạm hành chính;
(8) Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Việc hủy bỏ, ban hành quyết định mới quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 chỉ áp dụng đối với các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Phần thứ hai của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Việc hủy bỏ, thay thế biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Phần thứ tư của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Thời hạn hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về thời hạn thực hiện và nội dung đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Điều 15. Thời hạn thực hiện và nội dung đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định:
a) Thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền ban hành quyết định có sai sót. Trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì không thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định;
b) Không áp dụng thời hạn trong việc hủy bỏ toàn bộ quyết định đã được ban hành từ ngày Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành mà thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
[...]
Theo đó, thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định như sau:
- Thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền ban hành quyết định có sai sót.
Trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, thì không thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định;
- Không áp dụng thời hạn trong việc hủy bỏ toàn bộ quyết định đã được ban hành từ ngày Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành mà thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 118/2021/NĐ-CP.