Thứ 4, Ngày 30/10/2024

Mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động năm 2024 như thế nào? Người chưa thành niên có được xuất khẩu lao động không?

Mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động 2024? Chưa thành niên có được đi xuất khẩu lao động không? Người lao động Việt Nam xuất khẩu lao động theo hợp đồng bằng các hình thức nào?

Nội dung chính

    Mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động 2024?

    Tại Mẫu số 03 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH có quy định mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động tại đây.

    Mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động 2024? Chưa thành niên có được đi xuất khẩu lao động không? (Hình từ Internet)

    Chưa thành niên có được đi xuất khẩu lao động không?

    Tại khoản 2 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.

    ...

    Tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người chưa thành niên như sau:

    Người chưa thành niên

    1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

    2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

    3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

    4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

    Như vậy, xuất khẩu lao động có thể được hiểu là việc công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

    Do đó, người chưa thành niên sẽ chưa được đi xuất khẩu lao động.

    Người lao động Việt Nam xuất khẩu lao động ở nước ngoài theo hợp đồng bằng các hình thức nào?

    Căn cứ Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm:

    Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

    1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.

    2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:

    a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

    b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;

    c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.

    d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

    3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

    Như vậy, người lao động Việt Nam xuất khẩu lao động ở nước ngoài theo hợp đồng bằng các hình thức sau:

    - Ký kết với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.

    - Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:

    + Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

    + Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;

    + Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.

    + Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

    - Người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

    Môi giới xuất khẩu lao động chui bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Căn cứ theo Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép như sau:

    Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

    1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Đối với từ 05 người đến 10 người;

    d) Có tính chất chuyên nghiệp;

    đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    e) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Đối với 11 người trở lên;

    b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

    c) Làm chết người.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Theo đó, tùy vào mức độ nghiệm trọng của hành vi và hậu quả của hành vi mà sẽ có các mức xử phạt khác nhau đối với môi giới xuất khẩu lao động chui.

    Mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng là 15 năm tù giam và mức hình phạt cụ thể sẽ do Tòa án quyết định.

    Lưu ý: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    10