Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất mới nhất
Nội dung chính
Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất đầy đủ mới nhất
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định thống nhất về mẫu hợp đồng góp vốn mua đất, vì vậy trong quá trình thỏa thuận các bên có thể tự thiết lập các điều khoản của hợp đồng.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý và rõ ràng, hợp đồng góp vốn mua đất cần bao gồm các nội dung chính sau:
- Thông tin chi tiết của các bên: Bao gồm họ tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác,...
- Xác định rõ tài sản được sử dụng để góp vốn.
- Mục đích góp vốn
- Cách thức và thời điểm các bên thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Quy định cụ thể tỷ lệ phân chia lợi nhuận cũng như trách nhiệm chịu rủi ro giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Quyền và nghĩa vụ của từng bên tham gia hợp đồng.
- Phương thức giải quyết tranh chấp: thương lượng, hòa giải, tòa án hoặc trọng tài,...
Tham khảo Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất đầy đủ mới nhất
Tại đây
Quy định về trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng đất trên cùng một thửa đất?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2024 có quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:
Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung tài sản gắn liền với đất thì cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; trường hợp những người có chung quyền sử dụng đất, chung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất có yêu cầu thì cấp chung 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và trao cho người đại diện.
Như vậy, trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng đất trên cùng một thửa đất được quy định như sau:
- Khi một thửa đất có nhiều người cùng chung quyền sử dụng đất hoặc nhiều người cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất, mỗi người sẽ được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
- Trường hợp các đồng sở hữu có yêu cầu, có thể cấp chung một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và trao cho người đại diện.
Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất mới nhất (Hình từ internet)
Theo quy định trường hợp nào không được mua đất?
Căn cứ khoản 8 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất:
Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
8. Các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất quy định như sau:
a) Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở và đất khác trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng đó;
c) Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà pháp luật không cho phép nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất.
Như vậy, theo quy định pháp luật, trường hợp nào không được mua đất là:
- Tổ chức kinh tế không được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng từ cá nhân, trừ trường hợp đất đó được chuyển mục đích sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Cá nhân không cư trú trong khu vực rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng không được nhận chuyển nhượng hoặc nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong khu vực rừng phòng hộ, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, hoặc phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng đó;
- Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được pháp luật cho phép nhận chuyển nhượng hoặc nhận tặng cho quyền sử dụng đất.
Có bắt buộc phải công chứng khi mua bán đất không?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
...
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
Như vậy, theo quy định pháp luật, việc công chứng là bắt buộc khi mua bán đất, trừ trường hợp pháp luật quy định tại điểm b khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024.