Mẫu giấy phép di dời công trình mới nhất theo Nghị định 175?

Chuyên viên pháp lý: Lê Trần Hương Trà
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Mẫu giấy phép di dời công trình mới nhất theo Nghị định 175? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình?

Nội dung chính

    Mẫu giấy phép di dời công trình mới nhất theo Nghị định 175?

    Mẫu giấy phép di dời công trình mới nhất được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 175/2024/NĐ-CP. Theo đó, Mẫu số 11 là mẫu giấy phép di dời công trình mới nhất có dạng dưới đây:

    Tải về  Mẫu giấy phép di dời công trình mới nhất 

    Lưu ý: Chủ đầu tư phải thực hiện các nội dung sau: 

    - Phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xâm phạm các quyền hợp pháp của các chủ sở hữu liền kề.

    - Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai, về đầu tư xây dựng và Giấy phép xây dựng này.

    - Thực hiện thông báo khởi công xây dựng công trình theo quy định.

    - Xuất trình Giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu theo quy định của pháp luật và treo biển báo tại địa điểm xây dựng theo quy định.

    - Khi điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 98 của Luật Xây dựng 2014 thì phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng và chờ quyết định của cơ quan cấp giấy phép.

    Mẫu giấy phép di dời công trình mới nhất theo Nghị định 175?

    Mẫu giấy phép di dời công trình mới nhất theo Nghị định 175? (Hình từ Internet)

    Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình?

    Căn cứ tại Điều 60 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình như sau:

    Điều 60. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình
    Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình thực hiện theo quy định tại Điều 97 của Luật Xây dựng năm 2014, cụ thể như sau:
    1. Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này.
    2. Các tài liệu theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 97 của Luật Xây dựng năm 2014.

    Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình gồm:

    (1) Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 175/2024/NĐ-CP.

    (2) Các tài liệu theo quy định gồm:

    - Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất nơi công trình sẽ di dời đến và giấy tờ hợp pháp về sở hữu công trình theo quy định của pháp luật.

    - Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có) hoặc bản vẽ thiết kế mô tả thực trạng công trình được di dời, gồm mặt bằng, mặt cắt móng và bản vẽ kết cấu chịu lực chính; bản vẽ tổng mặt bằng địa điểm công trình sẽ được di dời tới; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng tại địa điểm công trình sẽ di dời đến.

    - Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện.

    - Phương án di dời do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện gồm:

    + Phần thuyết minh về hiện trạng công trình và khu vực công trình sẽ được di dời đến; giải pháp di dời, phương án bố trí sử dụng phương tiện, thiết bị, nhân lực; giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình, người, máy móc, thiết bị và công trình lân cận; bảo đảm vệ sinh môi trường; tiến độ di dời; tổ chức, cá nhân thực hiện di dời công trình;

    + Phần bản vẽ biện pháp thi công di dời công trình.

    Việc di dời công trình xây dựng được quy định như nào?

    Căn cứ tại Điều 117 Luật Xây dựng 2014, có cụm từ bị thay thế bởi điểm b khoản 1 Điều 57 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, quy định về di dời công trình xây dựng như sau:

    Điều 117. Di dời công trình xây dựng
    1. Việc di dời công trình xây dựng từ vị trí này đến vị trí khác phải phù hợp với quy hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn được duyệt, bảo đảm chất lượng, an toàn công trình, không làm ảnh hưởng đến công trình lân cận và bảo đảm giữ nguyên kiến trúc đối với công trình có yêu cầu cần phải bảo tồn.
    2. Khi di dời công trình xây dựng, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu công trình phải có giấy phép di dời công trình xây dựng.
    3. Nhà thầu thực hiện di dời công trình xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, an toàn đối với công trình được di dời và các công trình lân cận, bảo vệ môi trường.

    Theo đó, việc di dời công trình xây dựng được quy định như sau:

    - Việc di dời công trình xây dựng từ vị trí này đến vị trí khác phải phù hợp với quy hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn được duyệt, bảo đảm chất lượng, an toàn công trình, không làm ảnh hưởng đến công trình lân cận và bảo đảm giữ nguyên kiến trúc đối với công trình có yêu cầu cần phải bảo tồn.

    - Khi di dời công trình xây dựng, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu công trình phải có giấy phép di dời công trình xây dựng.

    - Nhà thầu thực hiện di dời công trình xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, an toàn đối với công trình được di dời và các công trình lân cận, bảo vệ môi trường.

    saved-content
    unsaved-content
    94