Long An sáp nhập với tỉnh nào? Long An, Tây Ninh lấy tên mới là gì?

Long An sáp nhập với tỉnh nào? Long An, Tây Ninh lấy tên mới là gì? Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp theo Nghị quyết 74 ra sao?

Nội dung chính

    Long An sáp nhập với tỉnh nào? Long An, Tây Ninh lấy tên mới là gì?

    Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025.

    Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có quy định số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Chính phủ (Danh sách chi tiết kèm theo).

    Trong đó, Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 quy định về Long An sáp nhập với tỉnh nào như sau:

    II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
    ...
    18. Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.
    ...

    (1) Long An sáp nhập với tỉnh nào?

    Như vậy, Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 đã thống nhất sáp nhập tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An.

    (2) Long An, Tây Ninh lấy tên mới là gì?

    Theo đó, việc sáp nhập tỉnh Long An và Tây Ninh dự kiến lấy tên mới là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.

    Long An sáp nhập với tỉnh nào? Long An, Tây Ninh lấy tên mới là gì?

    Long An sáp nhập với tỉnh nào? Long An, Tây Ninh lấy tên mới là gì? (Hình từ Internet)

    Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp theo Nghị quyết 74 ra sao?

    Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 2 Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025, có nêu nhiệm vụ và giải pháp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp như sau:

    NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
    2. Thực hiện sắp xếp ĐVHC các cấp
    a) Thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã
    - Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức Hội nghị triển khai ngay sau Hội nghị quán triệt của Bộ Chính trị (tại Hội nghị này, các bộ, ngành có liên quan trình bày hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp theo phân công của Ban Chỉ đạo tại Quyết định số 571/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ).
    - Căn cứ các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình hồ sơ đề án sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp xã (sau đây gọi tắt là hồ sơ đề án) như sau:
    + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng đề án và tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình ở những ĐVHC cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp; quyết định hình thức và trình tự, thủ tục, thời hạn lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, bảo đảm tiến độ trình Hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC theo yêu cầu tại Kết luận số 137-KL/TW và Nghị quyết này.
    + Sau khi hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, ban hành nghị quyết thông qua chủ trương.
    + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có Tờ trình Chính phủ kèm theo hồ sơ đề án của địa phương (mỗi tỉnh, thành phố xây dựng 01 đề án về sắp xếp, tổ chức lại ĐVHC cấp xã) gửi Bộ Nội vụ (nội dung hồ sơ đề án theo quy định tại nghị quyết mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025)
    - Thẩm định và trình hồ sơ đề án
    Sau khi nhận được hồ sơ đề án của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến, Bộ Nội vụ thẩm định, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo tiến độ gửi Hồ sơ đề án của từng địa phương.
    b) Thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh
    - Trên cơ sở phân công của Chính phủ, một địa phương được giao chủ trì (cơ quan chủ trì), phối hợp với tỉnh, thành phố cùng sáp nhập (cơ quan phối hợp) xây dựng đề án và lập hồ sơ đề án sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh như sau (trình tự, thủ tục thực hiện đồng thời với lập hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC cấp xã):
    + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn ĐVHC cấp tỉnh thực hiện sáp nhập; quyết định hình thức và trình tự, thủ tục, thời hạn lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, bảo đảm tiến độ trình Hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC theo yêu cầu tại Kết luận số 137-KL/TW và Nghị quyết này.
    + Sau khi hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) hoàn thiện hồ sơ đề án gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cùng sáp nhập (cơ quan phối hợp) để thông qua Hội đồng nhân dân các cấp xem xét, biểu quyết về chủ trương. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) tổng hợp báo cáo chung trên cơ sở báo cáo kết quả của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cùng sáp nhập (cơ quan phối hợp).
    + Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) trình Chính phủ kèm theo hồ sơ đề án của địa phương gửi Bộ Nội vụ.
    (Nội dung hồ sơ đề án theo quy định tại nghị quyết mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC năm 2025).
    - Trình hồ sơ đề án
    Sau khi nhận được hồ sơ đề án của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến, Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án của Chính phủ báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội.
    ...

    Như vậy, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp theo Nghị quyết 74 được quy định như trên.

    Chuyên viên pháp lý Nguyễn Xuân An Giang
    saved-content
    unsaved-content
    688