Thứ 4, Ngày 06/11/2024

Kiểm sát về xác định hàng thừa kế trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm quy định như thế nào?

Kiểm sát về xác định hàng thừa kế trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm thế nào?

Nội dung chính

    Kiểm sát về xác định hàng thừa kế trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm thế nào?

    Căn cứ Tiểu tiết 1.2.3 Tiết 1.2 Tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 quy định về việc kiểm sát về xác định hàng thừa kế trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm như sau:

    1.2.3. Xác định hàng thừa kế

    - Xác định những người thuộc diện thừa kế được hưởng di sản theo pháp luật (các hàng thừa kế), người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, người không được hưởng thừa kế, người từ bỏ quyền thừa kế, thừa kế thế vị, các trường hợp khác như con nuôi, con riêng, con ngoài giá thú... Việc xác định rõ, đầy đủ người thuộc diện thừa kế là vấn đề quan trọng bởi thực tế có trường hợp khi giải quyết tranh chấp thừa kế Toà án xác định không đầy đủ người thuộc diện thừa kế làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của những người này. Hàng thừa kế là một trong những nội dung quan trọng trong thừa kế theo pháp luật. Việc xác định chính xác hàng thừa kế là căn cứ quan trọng để phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.

    Trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung, vợ chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác (Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tại Điều 655) và trường hợp một người có nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/1/1960 ở Miền Bắc, trước ngày 25/3/1977 ở Miền Nam, cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc (trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến 1975) lấy vợ, lấy chồng khác và kết hôn sau không bị Tòa án hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì vợ hoặc chồng còn sống vẫn là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của người chết.

    - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Nếu không có ai là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba thì di sản sẽ thuộc về Nhà nước.

    * Lưu ý: Trong vụ án tranh chấp thừa kế có người thuộc diện thừa kế ở nước ngoài, nếu Tòa án đã thực hiện ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của những người đó thì vẫn giải quyết yêu cầu của nguyên đơn; nếu xác định được di sản thừa kế, hàng thừa kế và người để lại di sản thừa kế không có di chúc thì giải quyết việc chia thừa kế cho nguyên đơn theo quy định của pháp luật, phần tài sản thừa kế của những người vắng mặt, không xác định được địa chỉ sẽ tạm giao cho những người sống trong nước quản lý để sau này giao lại cho người thừa kế vắng mặt3.

    Trường hợp khi có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì thực hiện theo quy định về phân chia di sản trong trường hợp xuất hiện người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế. Tuy nhiên, khi áp dụng quy định này cần phân biệt trường hợp xuất hiện người thừa kế mới với trường hợp quá trình giải quyết vụ án trước đó đương sự và Tòa án đưa thiếu người tham gia tố tụng, để đề xuất đường lối giải quyết cho phù hợp.

    Kiểm sát về xác định hàng thừa kế trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Kiểm sát việc xem xét tính hợp pháp của di chúc trong các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm ra sao?

    Theo Tiểu tiết 1.2.4 Tiết 1.2 Tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 quy định về việc kiểm sát việc xem xét tính hợp pháp của di chúc trong các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm như sau:

    1.2.4. Xem xét tính hợp pháp của di chúc

    Trường hợp tranh chấp chia di sản thừa kế theo di chúc cần xác định trước khi chết, người để lại di sản có lập di chúc không? Đó là di chúc miệng hay di chúc bằng văn bản (không có người làm chứng; có người làm chứng; có công chứng hoặc chứng thực; lập tại cơ quan công chứng hoặc tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ...) và xác định tính hợp pháp của di chúc. Di chúc hợp pháp là di chúc tuân thủ đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định. Di chúc không phát sinh hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn phát sinh hiệu lực. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. Nếu di chúc phù hợp với pháp luật, được chấp nhận thì phải chú ý trường hợp được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.

    * Lưu ý:

    Trường hợp di chúc không hợp pháp thì không chấp nhận thừa kế theo di chúc mà phải chia thừa kế theo pháp luật. Trường hợp di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người để lại di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc, thì coi như không có di chúc và áp dụng quy định về thừa kế theo pháp luật để chia di sản.

    Trường hợp những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản thì chia thừa kế theo pháp luật.

    Kiểm sát việc xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm như thế nào?

    Tại Tiểu tiết 1.2.5 Tiết 1.2 Tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 quy định về việc kiểm sát việc xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm như sau:

    1.2.5. Xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp; tâm tư, nguyện vọng, điều kiện, hoàn cảnh của các đương sự để phân chia di sản cho phù hợp.

    Trên cơ sở xem xét giá trị và hiện trạng di sản thừa kế có tranh chấp, hoàn cảnh, yêu cầu của đương sự, có hay không việc các đương sự thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế, trường hợp các đương sự thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế cần xem xét thỏa thuận đó có hợp pháp không? Có nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người thứ ba hay không? Cần xem xét yêu cầu của các đương sự về việc hưởng di sản thừa kế bằng hiện vật hay bằng giá trị (tiền); xem xét điều kiện, hoàn cảnh của những người hưởng thừa kế, thực trạng di sản.... để đề xuất chia di sản cho phù hợp.

    10