Khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai có bao gồm phục hồi đất bị thoái hóa hay không?
Nội dung chính
Khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai có bao gồm phục hồi đất bị thoái hóa hay không?
Căn cứ Điều 8 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai
1. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
2. Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; xử lý đất, đất có mặt nước bị ô nhiễm, phục hồi đất bị thoái hóa.
3. Lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất bãi bồi ven sông, ven biển, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy định của Luật này.
4. Tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp quy mô lớn.
5. Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất, phát triển công trình ngầm.
6. Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường.
Theo đó, phục hồi đất bị thoái hóa là một trong những nội dung khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai.
Khuyến khích đầu tư vào sử dụng đất đai có bao gồm phục hồi đất bị thoái hóa hay không? (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất được quy định ra sao?
Tổ chức thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất theo quy định tại Điều 12 Nghị định 101/2024/NĐ-CP như sau:
Tổ chức thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
1. Xây dựng và phê duyệt nhiệm vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
a) Thu thập và xử lý thông tin, tài liệu phục vụ xây dựng nhiệm vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất;
b) Xác định mục tiêu, nội dung, khối lượng của việc bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất;
c) Xây dựng dự toán kinh phí theo nội dung khối lượng công việc;
d) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.
2. Lựa chọn tổ chức thực hiện, tổ chức tư vấn kiểm tra, giám sát.
3. Thực hiện các phương án bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất theo nhiệm vụ đã được phê duyệt.
4. Lập báo cáo và xây dựng bản đồ kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.
5. Hoàn thiện dữ liệu bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Theo đó, các bước tổ chức thực hiện bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất như sau:
(1) Xây dựng và phê duyệt nhiệm vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
- Thu thập và xử lý thông tin, tài liệu phục vụ xây dựng nhiệm vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất;
- Xác định mục tiêu, nội dung, khối lượng của việc bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất;
- Xây dựng dự toán kinh phí theo nội dung khối lượng công việc;
- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.
(2) Lựa chọn tổ chức thực hiện, tổ chức tư vấn kiểm tra, giám sát.
(3) Thực hiện các phương án bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất theo nhiệm vụ đã được phê duyệt.
(4) Lập báo cáo và xây dựng bản đồ kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất.
(5) Hoàn thiện dữ liệu bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt và công bố kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
Căn cứ quy định tại Điều 13 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt và công bố kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất như sau:
(1) Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt và công bố kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất bị thoái hóa nặng liên vùng, liên tỉnh.
- Cơ quan được giao nhiệm vụ trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất bị thoái hóa nặng liên vùng, liên tỉnh; hồ sơ trình thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 101/2024/NĐ-CP;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất bị thoái hóa nặng liên vùng, liên tỉnh;
- Sau khi hoàn thiện hồ sơ kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất bị thoái hóa nặng liên vùng, liên tỉnh, cơ quan được giao nhiệm vụ trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt; hồ sơ trình phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 101/2024/NĐ-CP;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và công bố kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với các khu vực đất bị thoái hóa nặng liên vùng, liên tỉnh; hồ sơ công bố theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 101/2024/NĐ-CP.
(2) Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đối với khu vực đất bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng thực hiện theo quy định của pháp luật môi trường.
(3) Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt và công bố kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cấp tỉnh.
- Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cấp tỉnh; hồ sơ trình thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 101/2024/NĐ-CP;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cấp tỉnh;
- Sau khi hoàn thiện hồ sơ kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cấp tỉnh, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; hồ sơ trình phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 101/2024/NĐ-CP;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và công bố kết quả bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cấp tỉnh; hồ sơ công bố theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 101/2024/NĐ-CP.