Khi nào UBND cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch đô thị và nông thôn?
Nội dung chính
Khi nào UBND cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch đô thị và nông thôn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024:
Trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Bộ Xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn sau đây:
a) Quy hoạch chung đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới đơn vị hành chính của từ 02 tỉnh trở lên;
b) Quy hoạch đô thị, quy hoạch khu chức năng do Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ thành lập được giao quản lý khu chức năng tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch khu chức năng đó.
3. Cơ quan, tổ chức trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao quản lý khu chức năng tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch khu chức năng đó.
4. Trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc phạm vi địa giới đơn vị hành chính do mình quản lý trong các trường hợp sau đây:
a) Quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch chung khu kinh tế, quy hoạch chung khu du lịch quốc gia;
b) Quy hoạch chung đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương đô thị loại I; quy hoạch chung đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới đơn vị hành chính của từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc trở lên;
c) Quy hoạch không gian ngầm, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với thành phố trực thuộc trung ương;
d) Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của khu vực có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới đơn vị hành chính của từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc trở lên;
đ) Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết khu vực có ý nghĩa quan trọng quốc gia về chính trị, văn hóa, lịch sử, an ninh, quốc phòng được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương do Thủ tướng Chính phủ giao.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc phạm vi địa giới đơn vị hành chính do mình quản lý trong các trường hợp sau đây:
- Quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch chung khu kinh tế, quy hoạch chung khu du lịch quốc gia;
- Quy hoạch chung đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương đô thị loại I; quy hoạch chung đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới đơn vị hành chính của từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc trở lên;
- Quy hoạch không gian ngầm, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với thành phố trực thuộc trung ương;
- Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của khu vực có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới đơn vị hành chính của từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc trở lên;
- Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết khu vực có ý nghĩa quan trọng quốc gia về chính trị, văn hóa, lịch sử, an ninh, quốc phòng được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương do Thủ tướng Chính phủ giao.
Khi nào UBND cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch đô thị và nông thôn? (Hình từ Internet)
Quy hoạch đô thị và nông thôn được lập theo các căn cứ nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024:
Theo đó, quy hoạch đô thị và nông thôn được lập theo các căn cứ sau đây:
- Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, hệ thống bản đồ địa hình quốc gia được thành lập theo quy định pháp luật về đo đạc và bản đồ;
- Tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, ngành liên quan;
- Kết quả việc thực hiện quy hoạch đô thị và nông thôn giai đoạn trước;
- Quy chuẩn về quy hoạch đô thị và nông thôn và quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành có liên quan.
Nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024:
Nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xác định lý do và sự cần thiết lập quy hoạch; căn cứ lập quy hoạch; định hướng, yêu cầu của quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, quy hoạch đô thị và nông thôn cấp độ trên đối với khu vực lập quy hoạch;
b) Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch; thời hạn của quy hoạch; quan điểm, mục tiêu phát triển;
c) Yêu cầu về nội dung quy hoạch; hồ sơ quy hoạch; dự kiến chi phí và xác định nguồn vốn cho công tác lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch;
d) Tiến độ lập quy hoạch; yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về quy hoạch; trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức lập quy hoạch.
Như vậy, nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm:
- Xác định lý do và sự cần thiết lập quy hoạch, căn cứ pháp lý và định hướng từ quy hoạch cấp trên.
- Phạm vi, ranh giới, thời hạn quy hoạch, quan điểm và mục tiêu phát triển.
- Yêu cầu về nội dung quy hoạch, hồ sơ quy hoạch, dự toán chi phí và nguồn vốn cho công tác lập, thẩm định, phê duyệt, công bố quy hoạch.
- Tiến độ thực hiện, quy trình lấy ý kiến, yêu cầu về nội dung, hình thức tham vấn và trách nhiệm của các cơ quan liên quan.