Khi không bằng lòng với giá bồi thường đất, cách thức khiếu nại đúng theo quy định cần thực hiện ra sao?
Nội dung chính
Khi không bằng lòng với giá bồi thường đất, cách thức khiếu nại đúng theo quy định cần thực hiện ra sao?
Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 quy định: "Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính".
Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 cũng quy định việc khiếu nại có thể thực hiện bằng đơn hoặc khiếu nại trực tiếp. Nếu ông chọn hình thức viết đơn khiếu nại thì trong đơn ông phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của ông; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại; tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của ông. Đơn khiếu nại phải do ông ký tên hoặc điểm chỉ.
Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 cũng quy định:
"Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Ngoài ra, Điều 28 Luật Khiếu nại 2011y cũng quy định thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Về giải quyết khiếu nại lần hai, Điều 7Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:
"Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.” Điều 37 quy định thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Khoản 2 Điều 13 Luật Khiếu nại 2011 quy định về nghĩa vụ của người bị khiếu nại, theo đó, khi nhận được vụ việc khiếu nại thì cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau:
- Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại.
- Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại khi người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị kiểm tra, xác minh yêu cầu trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có yêu cầu.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
- Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại.
- Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước".
Như vậy, nếu ông cho rằng Quyết định của Chủ tịch UBND quận là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của gia đình ông thì ông có thể lựa chọn một trong hai hình thức:
- Một là, ông gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp (lần đầu) đến Chủ tịch UBND quận – người đã ký quyết định;
- Hai là, ông gửi đơn khởi kiện đến tòa án.
Trong trường hợp gửi ông gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp (lần đầu) đến Chủ tịch UBND quận và không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì trong thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu, ông có thể tiếp tục khiếu nại lần hai đến thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, tức là gửi đơn khiếu nại lên Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương để yêu cầu giải quyết khiếu nại lần hai.
Trong thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai theo luật định (nêu trên), nếu ông không nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc không đồng ý với quyết định khiếu nại lần hai thì ông vẫn có quyền gửi đơn khởi kiện đến tòa án cấp quận để yêu cầu tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng