Kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng được quy định như thế nào?

Kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng được quy định như thế nào? Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát co bắt buộc phải là văn bản không?

Nội dung chính

    Kháng nghị của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật Tố tụng được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 278 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, kháng nghị của Viện kiểm sát được quy định cụ thể như sau:

    Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

    Bên cạnh đó, Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và có các nội dung chính sau đây:

    - Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;

    - Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;

    - Kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

    - Lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;

    - Họ, tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị.

    Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật này.

    Kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp.

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    37
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ