Kế hoạch trồng cây phân tán Đắk Nông 2025 theo Quyết định 587 QĐ UNBD

Chi tiết Quyết định Phê duyệt Kế hoạch trồng cây phân tán năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Nội dung chính

    Kế hoạch trồng cây phân tán Đắk Nông 2025 theo Quyết định 587 QĐ UNBD

    Căn cứ theo Quyết định Phê duyệt Kế hoạch trồng cây phân tán năm 2025
    trên địa bàn tỉnh Đắk Nông như sau:

    Mục đích của Quyết định 587 QĐ UNBD

    - Hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện trồng cây phân tán năm 2025 trên địa bàn tỉnh;

    - Qua đó, từng bước tăng tỷ lệ cây xanh, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, gắn với phát triển kinh tế - xã hội;

    - Góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo cảnh quan, phát triển lâm nghiệp bền vũng.

    Đối tượng

    Đảm bảo đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 của Chính phủ.

    Loài cây, tiêu chuẩn cây giống: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 405/QĐ-LN-PTR ngày 31/12/2024 của Cục Lâm nghiệp (nay là Cục Lâm nghiệp - Kiểm lâm) về ban hành Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây phân tán.

    Kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ: Tổ chức trồng, chăm sóc cây theo quy định, đảm bảo cây đạt tỷ lệ sống cao, sinh trưởng, phát triển tốt (cây trồng phải được chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên, đảm bảo độ ẩm, dinh dưỡng cho cây phát triển; cây chết phải được trồng thay thế kịp thời).

    Địa điểm trồng cây: Khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, trụ sở cơ
    quan hành chính, trường học (mẩm non, tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông), trạm y tế, trung tâm văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, hành lang giao thông, trang trại, vườn hộ gia đình, các khu đất chưa sử dụng,..để trồng cây. Các địa phương, đơn vị trên cơ sở thực tế quản lý, xác định cụ thể khu vực thực hiện trồng cây.

    Kế hoạch trồng cây phân tán Đắk Nông 2025 theo Quyết định 587 QĐ UNBD

    Kế hoạch trồng cây phân tán Đắk Nông 2025 theo Quyết định 587 QĐ UNBD (Hình từ Internet)

    Chỉ tiêu Kế hoạch trồng cây phân tán năm 2025

    Căn cứ theo Mục 3 Quyết định Phê duyệt Kế hoạch trồng cây phân tán năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, chỉ tiêu Kế hoạch trồng cây phân tán năm 2025 được nêu như sau:

    Chỉ tiêu Kế hoạch trồng cây phân tán năm 2025

    Như vậy, chỉ tiêu Kế hoạch trồng cây phân tán năm 2025 là trồng 73ha, tương đương 73.000 cây

    Kinh phí thực hiện được dự toán như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 23 Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 của Chính
    phủ, về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp

    Điều 23. Hỗ trợ trồng cây phân tán
    ...
    2. Mức hỗ trợ: bình quân 15.000.000 đồng/ha trồng cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha) để hỗ trợ mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công trồng, chăm sóc; tổ chức các hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện trồng cây phân tán.
    ...

    Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Nghị quyết số 02/2025/NQ-HĐND ngày 20/01/2025 của HĐND tỉnh quy định mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư cụ thể thực hiện một số chính sách về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông xác định mức hỗ trợ trồng cây phân tán như sau:

    - Hỗ trợ trồng cây phân tán: Mức hỗ trợ là 15.000.000 đồng/ha trồng cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha); trong đó, 93% kinh phí để hỗ trợ mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công trồng, chăm sóc; 7% kinh phí để tổ chức các hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện trồng cây phân tán.

    Như vậy, tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ thực hiện trồng cây phân tán năm 2025 trên địa bàn tỉnh là: 73 ha x 15.000.000 đồng/ha = 1.095.000.000 đồng, trong đó:

    - Giao cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; UBND các xã, thị trấn trực tiếp quản
    lý và triền khai thực hiện với tổng kinh phí chiếm 93%, tương đương:
    1.018.350.000 đồng.

    - Giao cho Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ phí quản lý, kiểm tra, giám
    sát với tổng kinh phí chiếm 7%, tương đương: 76.650.000 đồng.
    (chi tiết theo biểu Dự toán đỉnh kèm)

    Chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp như thế nào?

    Theo Điều 4 Luật Lâm nghiệp 2017, chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp bao gồm:

    - Nhà nước có chính sách đầu tư và huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động lâm nghiệp gắn liền, đồng bộ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

    - Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

    - Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoạt động lâm nghiệp.

    - Nhà nước tổ chức, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất; giống cây trồng lâm nghiệp, phục hồi rừng, trồng rừng mới; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện dịch vụ môi trường rừng; trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; kết cấu hạ tầng; quản lý rừng bền vững; chế biến và thương mại lâm sản; hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.

    - Nhà nước khuyến khích sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; sản xuất lâm nghiệp hữu cơ; bảo hiểm rừng sản xuất là rừng trồng.

    - Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng; được thực hành văn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng theo quy định của Chính phủ.
    Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Ngọc Yến
    saved-content
    unsaved-content
    159