Huyện Thanh Trì Hà Nội sau sáp nhập tỉnh còn các xã phường nào?
Nội dung chính
Huyện Thanh Trì Hà Nội sau sáp nhập tỉnh còn các xã phường nào?
Ngày 16/6/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025.
Theo Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 năm 2025, sau sáp nhập xã phường, sắp xếp đơn vị hành chính, Thủ Đô Hà Nội có 126 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 75 xã và 51 phường.
Huyện Thanh Trì Hà Nội trước khi sáp nhập tỉnh có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Văn Điển (huyện lỵ) và 15 xã: Đại Áng, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hữu Hòa, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Yên Mỹ.
Dưới đây là thông tin về huyện Thanh Trì Hà Nội sau sáp nhập tỉnh còn các xã phường sau đây:
(1) Sắp xếp một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Định Công, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, xã Tân Triều, xã Thanh Liệt, một phần diện tích tự nhiên, toàn bộ quy mô dân số của phường Đại Kim và phần còn lại của phường Giáp Bát sau khi sắp xếp thành phường mới có tên gọi là phường Định Công.
(2) Sắp xếp một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Hoàng Liệt, thị trấn Văn Điển, xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì), xã Thanh Liệt và một phần diện tích tự nhiên của phường Đại Kim thành phường mới có tên gọi là phường Hoàng Liệt.
(3) Sắp xếp một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Thịnh Liệt, phường Yên Sở, xã Tứ Hiệp, phần còn lại của phường Hoàng Liệt sau khi sắp xếp và phần còn lại của phường Trần Phú sau khi sắp xếp thành phường mới có tên gọi là phường Yên Sở.
(4) Sắp xếp một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Hạ Đình, Khương Đình, Khương Trung, một phần diện tích tự nhiên của phường Đại Kim và xã Tân Triều, phần còn lại của phường Thanh Xuân Trung và phường Thượng Đình sau khi sắp xếp thành phường mới có tên gọi là phường Khương Đình.
(5) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Phúc La, phường Vạn Phúc, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Quang Trung (quận Hà Đông), Đại Mỗ, Hà Cầu, La Khê, Văn Quán và xã Tân Triều, phần còn lại của phường Mộ Lao sau khi sắp xếp thành phường mới có tên gọi là phường Hà Đông.
(6) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Phú Lãm, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Kiến Hưng, phường Phú Lương, xã Cự Khê và xã Hữu Hòa thành phường mới có tên gọi là phường Phú Lương.
(7) Sắp xếp một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tả Thanh Oai, phần còn lại của phường Đại Kim sau khi sắp xếp, phần còn lại của phường Thanh Xuân Bắc sau khi sắp xếp, phần còn lại của phường Hạ Đình sau khi sắp xếp, phần còn lại của phường Văn Quán sau khi sắp xếp, phần còn lại của xã Thanh Liệt sau khi sắp xếp và phần còn lại của xã Tân Triều sau khi sắp xếp thành phường mới có tên gọi là phường Thanh Liệt.
(8) Sắp xếp một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Văn Điển, xã Ngũ Hiệp và xã Vĩnh Quỳnh, một phần diện tích tự nhiên, toàn bộ quy mô dân số của xã Yên Mỹ, một phần diện tích tự nhiên của xã Duyên Hà, phần còn lại của xã Tứ Hiệp sau khi sắp xếp và phần còn lại của phường Yên Sở sau khi sắp xếp thành xã mới có tên gọi là xã Thanh Trì.
(9) Sắp xếp phần còn lại của xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì) sau khi sắp xếp, phần còn lại của xã Hữu Hòa sau khi sắp xếp, phần còn lại của phường Kiến Hưng sau khi sắp xếp, phần còn lại của thị trấn Văn Điển sau khi sắp xếp, phần còn lại của xã Tả Thanh Oai sau khi sắp xếp và phần còn lại của xã Vĩnh Quỳnh sau khi sắp xếp thành xã mới có tên gọi là xã Đại Thanh.
(10) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Vạn Phúc, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Liên Ninh và xã Ninh Sở, một phần diện tích tự nhiên, toàn bộ quy mô dân số của xã Đông Mỹ, một phần diện tích tự nhiên của xã Duyên Thái và phần còn lại của các xã Ngũ Hiệp, Yên Mỹ, Duyên Hà sau khi sắp xếp thành xã mới có tên gọi là xã Nam Phù.
(11) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Ngọc Hồi, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Duyên Thái, Đại Áng, Khánh Hà và phần còn lại của xã Liên Ninh sau khi sắp xếp thành xã mới có tên gọi là xã Ngọc Hồi.
(12) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Thường Tín, các xã Tiền Phong (huyện Thường Tín), Hiền Giang, Hòa Bình, Nhị Khê, Văn Bình, Văn Phú, phần còn lại của xã Đại Áng và xã Khánh Hà sau khi sắp xếp thành xã mới có tên gọi là xã Thường Tín.
(13) Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Hà Hồi, Hồng Vân, Liên Phương, Vân Tảo, phần còn lại của xã Duyên Thái sau khi sắp xếp, phần còn lại của xã Ninh Sở và xã Đông Mỹ sau khi sắp xếp thành xã mới có tên gọi là xã Hồng Vân.
Như vậy, huyện Thanh Trì Hà Nội sau sáp nhập tỉnh còn các xã phường sau: phường Định Công, phường Hoàng Liệt, phường Yên Sở, phường Khương Đình, phường Hà Đông, phường Phú Lương, phường Thanh Liệt, xã Thanh Trì, xã Đại Thanh, xã Nam Phù, xã Ngọc Hồi, xã Thường Tín, xã Hồng Vân.
Huyện Thanh Trì Hà Nội sau sáp nhập tỉnh còn các xã phường nào? (Hình từ Internet)
Khi nào Chủ tịch UBND xã phường được quyền quyết định thu hồi đất?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 151/2025/NĐ-CP (chính thức có hiệu lực từ 01/7/2025) về thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã phường như sau:
Điều 5. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, bao gồm:
a) Chấp thuận phương án sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 6 Điều 45 Luật Đất đai; phê duyệt phương án sử dụng đất lúa của cá nhân quy định tại khoản 7 Điều 45 Luật Đất đai;
b) Quyết định thu hồi đất thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai; thu hồi đất liên quan đến quy định tại điểm b khoản 3, khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 87 và khoản 7 Điều 91 Luật Đất đai;
c) Ban hành Thông báo thu hồi đất quy định tại điểm a khoản 2 Điều 87 Luật Đất đai;
d) Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại điểm c khoản 3 Điều 87 Luật Đất đai;
đ) Phê duyệt phương án cưỡng chế quyết định thu hồi đất và kinh phí cho hoạt động cưỡng chế quy định tại điểm b khoản 5 Điều 89 Luật Đất đai;
e) Quyết định giá đất cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Đất đai;
g) Quyết định giá bán nhà ở tái định cư trong địa bàn quy định tại khoản 3 Điều 111 Luật Đất đai;
...
Theo đó, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phường thực hiện quyền quyết định thu hồi đất từ 01/7/2025 nếu thuộc các trường hợp sau đây:
- Thu hồi đất thuộc trường hợp quy định tại Điều 78 và Điều 79 Luật Đất đai 2024 không phân biệt người sử dụng đất, tổ chức, cá nhân đang quản lý, chiếm hữu đất;
- Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thuộc trường hợp quy định tại Điều 81 và Điều 82 Luật Đất đai 2024
- Thu hồi đất liên quan đến phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải được thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất
- Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với trường hợp không phải bố trí tái định cư;
- Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ và đồng ý nhận tiền bồi thường chi phí tạm cư;
- Người có đất thu hồi đã được cơ quan có thẩm quyền giao đất, bàn giao đất trên thực địa để tự xây dựng nhà ở tái định cư;
- Người có đất thu hồi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bàn giao nhà ở tái định cư;
- Người có đất thu hồi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bàn giao đất ở gắn liền với nhà ở tái định cư;
- Người có đất thu hồi đồng ý và đã nhận tiền bồi thường để tự lo chỗ ở;
- Người có đất thu hồi tự nguyện bàn giao đất cho Nhà nước và đã được bố trí tạm cư hoặc được chi trả kinh phí tạm cư.
- Thu hồi đất liên quan đến việc tổ chức vận động, thuyết phục được tiến hành trong thời gian 10 ngày và phải được thể hiện bằng văn bản. Quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc vận động, thuyết phục mà người có đất thu hồi vẫn không đồng ý hoặc không phối hợp thực hiện thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất.
- Khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 78 và Điều 79 Luật Đất đai 2024 mà phần diện tích còn lại của thửa đất sau khi thu hồi nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu tại khoản 2 Điều 220 Luật Đất đai 2024, nếu người sử dụng đất đồng ý thu hồi đất thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, quản lý diện tích đất này theo quy định của pháp luật.