16:00 - 23/12/2024

Huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định 1612

Huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định 1612

Nội dung chính

    Huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định 1612

    Ngày 19 tháng 12 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1612/QĐ-TTg năm 2024 về việc công nhận huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng đạt chuẩn nông thông mới năm 2023. Quyết định 1612/QĐ-TTg năm 2024 có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 12 năm 2024.

    Theo Quyết định 1612/QĐ-TTg năm 2024 công nhận huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

    Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Sóc Trăng trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về kinh tế và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

    Huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định 1612Huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định 1612 (Hình từ internet)

    3 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới từ 19/12/2024

    Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký các Quyết định công nhận 3 huyện trên địa bàn tỉnh Bến Tre, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt chuẩn nông thôn mới cụ thể là:

    Quyết định 1611/QĐ-TTg năm 2024, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới 2024

    Quyết định 1612/QĐ-TTg năm 2024, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

    Quyết định 1613/QĐ-TTg năm 2024, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới 2024.

    UBND của 3 tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; đồng thời, chỉ đạo UBND các huyện trên tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về kinh tế và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

    Quyết định 1611/QĐ-TTg năm 2024Quyết định 1612/QĐ-TTg năm 2024Quyết định 1613/QĐ-TTg năm 2024 có hiệu lực từ 19/12/2024

    Hợp tác bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới quy định như thế nào?

    Căn cứ khoản 3 Điều 88 Nghị định 156/2018/NĐ-CP được bổ sung điểm e và sửa đổi điểm b, đ bởi khoản 34 Điều 1 Nghị định 91/2024/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ đầu tư quy định như sau:

    Chính sách hỗ trợ đầu tư
    Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:
    ...
    3. Hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới
    a) Trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ cho đối tượng là hộ nông dân tại các vùng miền núi, biên giới, hải đảo và vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
    b) Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng có trồng bổ sung đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho đối tượng là hộ gia đình, cộng đồng dân cư tại các vùng miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
    c) Hỗ trợ phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm của các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ;
    d) Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình nghèo tại các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn tham gia trồng rừng sản xuất được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định hiện hành;
    đ) Hỗ trợ gạo cho hộ gia đình nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng có trồng bổ sung, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng phòng hộ, thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy để thay đổi tập quán canh tác du canh.
    ...

    Như vậy, ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới cụ thể:

    - Trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ cho hộ nông dân tại các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, và các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

    - Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, vùng miền núi, biên giới, hải đảo, và các khu vực kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Hoạt động này bao gồm bảo vệ rừng, khoanh nuôi và xúc tiến tái sinh rừng có trồng bổ sung đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đặc biệt hỗ trợ hộ gia đình và cộng đồng dân cư tại các khu vực này.

    - Hỗ trợ phát triển sinh kế và cải thiện đời sống của người dân sống trong vùng đệm của các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, nhằm thúc đẩy sự bền vững của rừng và tăng cường sinh kế cho cộng đồng.

    - Vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội dành cho hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo tại các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn tham gia trồng rừng sản xuất, với mức vay theo quy định hiện hành.

    - Hỗ trợ gạo cho hộ gia đình nghèo và hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ này nhằm giúp thực hiện các hoạt động như bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung, trồng rừng sản xuất, phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng phòng hộ, và chuyển đổi từ nương rẫy sang hình thức trồng rừng thay thế để thay đổi tập quán canh tác du canh.

    Chính sách này góp phần khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời cải thiện sinh kế bền vững cho các hộ gia đình tại vùng sâu, vùng xa và các khu vực khó khăn.

    10