Huyện Bình Chánh gồm những xã nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 1685? Thông tin sáp nhập xã ở huyện Bình Chánh mới nhất

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Mai Bảo Ngọc
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Huyện Bình Chánh gồm những xã nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 1685? Thông tin sáp nhập xã ở huyện Bình Chánh mới nhất

Nội dung chính

Huyện Bình Chánh gồm những xã nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 1685? Thông tin sáp nhập xã ở huyện Bình Chánh mới nhất

Ngày 16/06/2025, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025.

Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 năm 2025 có hiệu lực từ ngày 16/06/2025.

Căn cứ theo Điều 1 Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 năm 2025 quy định như sau:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh
...
113. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Vĩnh Lộc A và một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phạm Văn Hai thành xã mới có tên gọi là xã Vĩnh Lộc.
114. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Vĩnh Lộc B, phần còn lại của xã Phạm Văn Hai sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 113 Điều này và phần còn lại của phường Tân Tạo sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 38, khoản 39 Điều này thành xã mới có tên gọi là xã Tân Vĩnh Lộc.
115. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Lê Minh Xuân và xã Bình Lợi thành xã mới có tên gọi là xã Bình Lợi.
116. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thị trấn Tân Túc, xã Tân Nhựt, phần còn lại của phường Tân Tạo A, xã Tân Kiên sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 39 Điều này và phần còn lại của Phường 16 (Quận 8) sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 16, khoản 23 Điều này thành xã mới có tên gọi là xã Tân Nhựt.
117. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Tân Quý Tây, xã Bình Chánh và phần còn lại của xã An Phú Tây sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 24 Điều này thành xã mới có tên gọi là xã Bình Chánh.
118. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Đa Phước, Qui Đức và Hưng Long thành xã mới có tên gọi là xã Hưng Long.
119. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Phong Phú, xã Bình Hưng và phần còn lại của Phường 7 (Quận 8) sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 24 Điều này thành xã mới có tên gọi là xã Bình Hưng.
...

Như vậy, huyện Bình Chánh còn 7 xã sau sáp nhập theo Nghị quyết 1685, bao gồm: xã Vĩnh Lộc, xã Tân Vĩnh Lộc, xã Bình Lợi, xã Tân Nhựt, xã Bình Chánh, xã Hưng Long, xã Bình Hưng.

Huyện Bình Chánh gồm những xã nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 1685? Thông tin sáp nhập xã ở huyện Bình Chánh mới nhất

Huyện Bình Chánh gồm những xã nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 1685? Thông tin sáp nhập xã ở huyện Bình Chánh mới nhất (Hình từ Internet)

Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính năm 2025

Theo quy định tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính năm 2025 quy định như sau:

(1) Chính phủ phân công Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Chính phủ để trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

(2) Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:

- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;

- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;

- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân và các cơ quan, tổ chức có liên quan;

- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.

(3) Việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.

(4) Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án. Đối với đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh thì gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến. Đối với đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp xã thì gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng nhân dân cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan trực tiếp để xem xét, cho ý kiến.

(5) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

(6) Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh tại kỳ họp Quốc hội do Quốc hội quy định.

Cần làm lại thẻ căn cước khi sáp nhập tỉnh thành không?

Căn cứ theo Kết luận 127-KL/TW năm 2025 thì Đảng ủy Chính phủ được giao tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý kiến các cơ quan, hoàn thiện đề án, tờ trình sáp nhập tỉnh thành; trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước ngày 07/4/2025.

Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau:

Điều 24. Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước
1. Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;
c) Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;
d) Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;
đ) Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
e) Xác lập lại số định danh cá nhân;
g) Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.
2. Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm:
a) Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.

Theo đó, người được cấp thẻ căn cước khi thay đổi thông tin do sáp nhập tỉnh, thành sẽ chỉ phải đổi thẻ căn cước khi có yêu cầu do việc sáp nhập tỉnh thành sẽ thay đổi thông tin về địa chỉ, nên để thuận tiện hơn trong các hoạt động dân sự sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính.

Như vậy, không bắt buộc người dân phải làm lại thẻ Căn cước khi thực hiện sáp nhập tỉnh thành.

saved-content
unsaved-content
16