Huy động vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được thực hiện như thế nào?

Huy động vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành? Văn bản pháp luật nào quy định chi tiết về nội dung này?

Nội dung chính

    Huy động vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được thực hiện như thế nào?

    Huy động vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được quy định tại Điều 67 Nghị định 148/2017/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, cụ thể như sau:

    Trong quá trình hoạt động, SCIC được huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

    - Việc huy động vốn của SCIC được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

    + Căn cứ chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp;

    + Phương án huy động vốn phải bảo đảm khả năng thanh toán nợ;

    + Người phê duyệt phương án huy động vốn phải chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra bảo đảm vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả;

    + Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện thông qua hợp đồng vay vốn với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; trường hợp vay vốn từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư phát triển và quy định khác của pháp luật có liên quan;

    + Việc huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, vay hoặc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và quy định khác của pháp luật có liên quan;

    + Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật.

    - Thẩm quyền phê duyệt phương án huy động vốn:

    + Hội đồng thành viên SCIC quyết định hoặc phân cấp cho Tổng giám đốc SCIC quyết định phương án huy động vốn đối với từng dự án có mức huy động không quá 25% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của SCIC tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.

    Việc huy động vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh (bao gồm các khoản bảo lãnh đối với công ty con) phải bảo đảm tổng số nợ phải trả không quá ba lần vốn chủ sở hữu của SCIC được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của SCIC tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn.

    + SCIC có nhu cầu vay vốn cao hơn mức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì phải báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định trên cơ sở các dự án huy động vốn có hiệu quả.

     

    9