Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, giải trí trong rừng phòng hộ được quy định như thế nào?

Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, giải trí trong rừng phòng hộ được quy định như thế nào? Tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ra sao?

Nội dung chính

    Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, giải trí trong rừng phòng hộ được quy định như thế nào? 

    Theo quy định tại Điều 56 Luật Lâm nghiệp 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2019) thì nội dung này được quy định như sau:

    1. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
    2. Chủ rừng xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của khu rừng phòng hộ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
    3. Tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải lập dự án theo quy định của pháp luật có liên quan và phù hợp với đề án du dịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
    4. Chủ rừng tự tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng bảo đảm không làm ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng.
    5. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và diện tích đất rừng được sử dụng để xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Trên đây là nội dung tư vấn về hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, giải trí trong rừng phòng hộ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật Lâm nghiệp 2017.

     

    15