Hỗ trợ đầu tư cho hợp tác xã cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao bao nhiêu?

Hỗ trợ đầu tư cho hợp tác xã cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao bao nhiêu?

Nội dung chính

    Hỗ trợ đầu tư cho hợp tác xã cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao bao nhiêu?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định hỗ trợ đầu tư cho hợp tác xã cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao như sau:

    - Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao được sử dụng chính sách của Nhà nước theo hướng dẫn của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xã 2023.

    - Hợp tác xã liên kết để thực hiện một trong các dự án sau tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao:

    + Dự án áp dụng quy trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận;

    + Dự án sản xuất hữu cơ được chứng nhận; dự án liên kết sản xuất lúa theo chuỗi giá trị.

    - Dự án sản xuất, chế biến sản phẩm lương thực, thực phẩm; dự án sản xuất chế phẩm sinh học, chế biến nguyên liệu sản phẩm công nghệ cao từ lúa gạo và phụ phẩm từ lúa, gạo.

    - Dự án theo quy tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định 112/2024/NĐ-CP phải có diện tích 100 ha trở lên, dự án theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 16 Nghị định 112/2024/NĐ-CP, được Nhà nước hỗ trợ tối đa 100% vốn đầu tư chi phí xây dựng hạ tầng dự án, mua sắm dây chuyền, thiết bị, công nghệ, bản quyền công nghệ nhưng không quá 05 tỷ đồng/dự án.

    - Hình thức hỗ trợ, mức hỗ trợ, quy định về hỗ trợ từ vốn đầu tư công, quy trình tổng hợp nhu cầu hỗ trợ, phương thức thực hiện hỗ trợ và cơ chế quản lý sau đầu tư thực hiện theo các quy định của Luật Hợp tác xã 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã 2023 về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị.

    Hỗ trợ đầu tư cho hợp tác xã cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao bao nhiêu?

    Hỗ trợ đầu tư cho hợp tác xã cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao bao gồm những tiêu chí nào?

    Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao bao gồm những tiêu chí như sau:

    - Vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao, gồm các tiêu chí sau:

    + Thuộc vùng đất chuyên trồng lúa, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    + Hệ thống thủy lợi chủ động hoặc được quy hoạch để chủ động tưới tiêu, cấp thoát nước, phòng, chống thiên tai;

    + Hệ thống giao thông nội đồng thuận lợi hoặc được quy hoạch giao thông nội đồng phục vụ sản xuất trồng lúa;

    + Có năng suất cao.

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao theo tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 112/2024/NĐ-CP.

    Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa cụ thể như sau:

    (1) Nguyên tắc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa

    - Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt 2018;

    - Chỉ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang cây trồng lâu năm đối với đất trồng lúa còn lại;

    - Không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao;

    - Phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa do cấp có thẩm quyền ban hành;

    - Không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình đê điều, công trình phục vụ trực tiếp sản xuất lúa;

    - Không làm ảnh hưởng đến việc canh tác đối với diện tích đất trồng lúa liền kề.

    (2) Việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản thì được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.

    (3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định loại cây trồng lâu năm được chuyển đổi, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

    (4) Đất trồng lúa sau khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy định tại Nghị định này được thống kê là đất trồng lúa.

    Hồ sơ, trình tự thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa quy định như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ, trình tự thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa như sau:

    (1) Người sử dụng đất trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, gửi Bản Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa (sau đây gọi là Bản Đăng ký) đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP.

    (2) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Bản Đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hợp lệ; Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét sự phù hợp của Bản Đăng ký với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã.

    - Trường hợp Bản Đăng ký phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành văn bản chấp thuận cho phép chuyển đổi theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP, gửi cho người sử dụng đất trồng lúa đăng ký;

    - Trường hợp Bản Đăng ký không phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa hằng năm của cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo bằng văn bản theo mẫu Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP, người sử dụng đất trồng lúa đăng ký.

    31