Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng công trình khi thay đổi biện pháp thi công bao gồm những gì?

Chuyên viên pháp lý Trần Thị Thu Phương
Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng công trình khi thay đổi biện pháp thi công bao gồm những gì? Thay đổi biện pháp thi công có phải thẩm định thiết kế không?

Nội dung chính

    Thay đổi biện pháp thi công có phải thẩm định thiết kế không?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 39 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

    1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo thẩm quyền quy định tại Điều 36 Nghị định này thực hiện việc thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh đối với các trường hợp:

    a) Điều chỉnh, bổ sung thiết kế xây dựng có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình;
    b) Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế cơ sở.

    3. Đối với thiết kế xây dựng điều chỉnh, bổ sung không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định làm cơ sở phê duyệt.

    Từ những căn cứ trên việc thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng như sau:

    (1) Khi có thay đổi biện pháp thi công (điều chỉnh, bổ sung biện pháp thi công) có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình thì Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện việc thẩm định thiết kế xây dựng mà có thay đổi.

    (2) Đối với thiết kế xây dựng điều chỉnh, bổ sung không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định làm cơ sở phê duyệt.

    Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng công trình khi thay đổi biện pháp thi công bao gồm những gì?

    Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng công trình khi thay đổi biện pháp thi công bao gồm những gì? (Hình từ internet)

    Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng công trình khi thay đổi biện pháp thi công bao gồm những gì?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 39 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    (1) Các thành phần hồ sơ quy định tại Điều 37 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP bao gồm:

    - Tờ trình thẩm định quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

    - Các văn bản pháp lý kèm theo, gồm có:

    + Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng kèm theo bản Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được phê duyệt.

    + Văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở đã được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có).

    + Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng của nhà thầu tư vấn thẩm tra được chủ đầu tư xác nhận (nếu như có yêu cầu).

    + Văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường hoặc là giấy phép môi trường (nếu có yêu cầu theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường) và những văn bản khác có liên quan.

    Lưu ý: thủ tục về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc phải xuất trình tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, song phải có kết quả gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định 05 ngày làm việc.

    - Hồ sơ khảo sát xây dựng đã được chủ đầu tư phê duyệt; hồ sơ thiết kế xây dựng của bước thiết kế xây dựng trình thẩm định.

    - Mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra; mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì những bộ môn thiết kế; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra; Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có).

    - Đối với các công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu thẩm định dự toán xây dựng, ngoài những nội dung quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 3 Điều 37 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP, hồ sơ phải có thêm dự toán xây dựng; những thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan để xác định dự toán xây dựng; báo giá, kết quả thẩm định giá (nếu có).

    (2) Báo cáo tình hình thực tế thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư (trong trường hợp công trình đã thi công xây dựng).

    Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định thiết kế khi thay đổi biện pháp thi công?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định như sau:

    (1) Đối với công trình xây dựng thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế khi có thay đổi biện pháp thi công đối với công trình xây dựng thuộc chuyên ngành quản lý, cụ thể:

    - Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với công trình thuộc những dự án sau đây:

    + Dự án do Thủ tướng Chính phủ giao;

    + Dự án quan trọng quốc gia;

    + Dự án nhóm A;

    + Dự án nhóm B mà có công trình cấp đặc biệt, cấp I do người đứng đầu cơ quan trung ương quyết định đầu tư;

    +Dự án được đầu tư xây dựng ở trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên;

    + Dự án thuộc chuyên ngành quản lý do Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (mà chính cơ quan chuyên môn về xây dựng này trực thuộc) quyết định đầu tư.

    - Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với công trình mà thuộc dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh.

    - Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thẩm định đối với các công trình thuộc dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư.

    (2) Đối với công trình xây dựng thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện thẩm định bước thiết kế khi thay đổi biện pháp thi công đối với công trình xây dựng thuộc dự án có quy mô từ nhóm B trở lên, những dự án có công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng, thuộc chuyên ngành quản lý.

    (3) Đối với dự án PPP, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định bước thiết kế bước thiết kế khi có thay đổi biện pháp thi công đối với công trình xây dựng thuộc chuyên ngành quản lý.

    62
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ