Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bao gồm những gì?

Khi có vấn đề tranh chấp đất đai xảy ra thì người sử dụng đất cần chuẩn bị những hồ sơ nào để nợp lên Bộ trưởng Bộ tài nhuyên và môi trường để giải quyết tranh chấp đất đai?

Nội dung chính

    Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì người sử dụng đất cần chuẩn bị những hồ sơ gì?

    Theo khoản 3 Điều 107 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:

    Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
    ...
    3. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai gồm:
    a) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
    b) Biên bản làm việc với các bên tranh chấp, với các tổ chức, cá nhân có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
    c) Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính, dữ liệu ảnh viễn thám qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp (nếu có), hồ sơ, tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương;
    d) Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

    Như vậy, từ quy định trên thì người sử dụng đất khi muốn giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cần chuẩn bị hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:

    - Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

    - Biên bản làm việc với các bên tranh chấp, với các tổ chức, cá nhân có liên quan

    - Biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp

    - Biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp

    - Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính, dữ liệu ảnh viễn thám qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp (nếu có), hồ sơ, tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương

    - Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

    Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì người sử dụng đất cần chuẩn bị những hồ sơ gì? ( Hình ảnh từ Internet)

    Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thì Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm như thế nào?

    Theo khoản 2 Điều 107 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi nhận được đơn giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

    Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
    ...
    2. Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
    a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn phải thông báo bằng văn bản cho các bên tranh chấp đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp về việc thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, trường hợp không thụ lý thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;
    b) Phân công đơn vị có chức năng tham mưu giải quyết. Đơn vị được phân công giải quyết tiến hành thu thập, nghiên cứu hồ sơ; tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp; trường hợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập đoàn công tác để tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc tại địa phương; hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

    Như vậy, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi nhận đơn giải quyết tranh chấp đất đai thì có 2 trách nhiệm chính sau đây:

    - Phải thông báo bằng văn bản cho các bên tranh chấp đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp về việc thụ lý đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, trường hợp không thụ lý thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    - Phân công đơn vị có chức năng tham mưu giải quyết. Đơn vị được phân công giải quyết tiến hành thu thập, nghiên cứu hồ sơ; tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp; trường hợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập đoàn công tác để tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc tại địa phương; hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

    Để thực hiện quyết định cưỡng chế giải quyết tranh chấp đất đai cần phải có những điều kiện nào?

    Căn cứ theo khoản 5 Điều 108 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định việc cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

    - Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không chấp hành quyết định và đã được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất tranh chấp vận động, thuyết phục mà không chấp hành

    - Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất tranh chấp

    - Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành

    - Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế.

    Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản

    Chuyên viên pháp lý Đào Thị Mỹ Hồng
    82
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ