Hộ gia đình phải phá dỡ nhà ở khi thu hồi đất có được bồi thường thiệt hại khi phá dỡ nhà ở hay không?
Nội dung chính
Hộ gia đình phải phá dỡ nhà ở khi thu hồi đất có được bồi thường thiệt hại khi phá dỡ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 120 Luật Đất đai 2024 quy định về Bồi thường thiệt hại về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất:
Bồi thường thiệt hại về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất
1. Đối với nhà ở, công trình phục vụ đời sống gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải tháo dỡ hoặc phá dỡ khi Nhà nước thu hồi đất thì chủ sở hữu nhà ở, công trình đó được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật có liên quan.
Chủ sở hữu nhà ở, công trình được sử dụng các nguyên vật liệu còn lại của nhà ở, công trình.
2. Đối với nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
này, khi Nhà nước thu hồi đất mà bị tháo dỡ hoặc phá dỡ toàn bộ hoặc một phần thì được bồi thường thiệt hại như sau:
a) Đối với nhà, công trình xây dựng bị tháo dỡ hoặc phá dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình xây dựng có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị tháo dỡ hoặc phá dỡ không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì được bồi thường thiệt hại theo thực tế.
Theo đó đối với nhà ở của hộ gia đình phải tháo dỡ khi bị thu hồi đất thì sẽ nhận được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở.
Và được bồi thường thiệt hại theo quy định như sau:
- Đối với nhà ở bị tháo dỡ hoặc phá dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật xây dựng.
- Đối với trường hợp tháo dỡ hoặc phá dỡ không thuộc trường hợp như trên thì sẽ được bồi thường thiệt hại theo thực tế.
Hộ gia đình phải phá dỡ nhà ở khi thu hồi đất có được bồi thường thiệt hại khi phá dỡ?
Xác định giá trị để bồi thường nhà ở bị phá dỡ khi thu hồi đất như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 88/2024/NĐ-CP quy định về công thức xác định giá trị hiện có của nhà ở, như sau:
Giá trị hiện có của nhà, công trình xây dựng bị thiệt hại được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
Tgt: Giá trị hiện có của nhà, công trình xây dựng bị thiệt hại
G1: Giá trị xây mới nhà, công trình xây dựng bị thiệt hại có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương theo quy định của pháp luật về xây dựng
T: Thời gian khấu hao áp dụng đối với nhà, công trình xây dựng bị thiệt hại
T1: Thời gian mà nhà, công trình xây dựng bị thiệt hại đã qua sử dụng.
Ngoài ra giá trị để bồi thường thiệt hại đối với trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị tháo dỡ hoặc phá dỡ một phần, với nhà, công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật chuyên ngành thì phần giá trị bồi thường được xác định như sau:
- Đối với trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị tháo dỡ hoặc phá dỡ một phần nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì bồi thường phần giá trị nhà, công trình xây dựng bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình xây dựng trước khi bị tháo dỡ hoặc phá dỡ.
- Đối với nhà, công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật chuyên ngành thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
Các trường hợp nào không được bồi thường về tài sản gắn liền với đất khi bị thu hồi đất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Luật Đất đai 2024 quy định về trường hợp không được bồi thường về tài sản gắn liền với đất khi bị thu hồi, như sau:
- Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5 và 8 Điều 81, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 82 Luật Đất đai 2024
- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập trong thời hạn hiệu lực của thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Đất đai 2024
- Tài sản gắn liền với đất là phần công trình xây dựng theo giấy phép xây dựng có thời hạn theo pháp luật về xây dựng mà đến thời điểm thu hồi đất giấy phép đã hết thời hạn.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác mà chủ sở hữu công trình xác định không còn nhu cầu sử dụng trước thời điểm có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.