Hiện nay, chi tiết 24 mã loại hình nhập khẩu mới nhất được quy định như thế nào?

Hiện nay, chi tiết 24 mã loại hình nhập khẩu mới nhất được quy định như thế nào? Hàng hóa nào áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, nhập khẩu?

Nội dung chính

    Chi tiết 24 mã loại hình nhập khẩu mới nhất hiện nay?

    Căn cứ theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021, có 24 mã loại hình nhập khẩu.

    Chi tiết 24 mã loại hình nhập khẩu gồm có:

    - Mã A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng.

    - Mã A12: Nhập kinh doanh sản xuất.

    - Mã A21: Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập.

    - Mã A31: Nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu.

    - Mã A41: Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu

    - Mã A42: Thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa từ các loại hình khác, trừ tạm nhập.

    - Mã A43: Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế.

    - Mã A44: Tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế.

    - Mã E11: Nhập nguyên liệu của DNCX từ nước ngoài.

    - Mã E13: Nhập hàng hóa khác vào DNCX.

    - Mã E15: Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa.

    - Mã E21: Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài.

    - Mã E23: Nhập nguyên liệu, vật tư gia công từ hợp đồng khác chuyển sang.

    - Mã E31: Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu.

    - Mã E33: Nhập nguyên liệu, vật tư vào kho bảo thuế.

    - Mã E41: Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài.

    - Mã G11: Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất.

    - Mã G12: Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn.

    - Mã G13: Tạm nhập miễn thuế.

    - Mã G14: Tạm nhập khác.

    - Mã G51: Tái nhập hàng hóa đã tạm xuất.

    - Mã C11: Hàng nước ngoài gửi kho ngoại quan.

    - Mã C21: Hàng đưa vào khu phi thuế quan.

    - Mã H11: Hàng nhập khẩu khác.

    Chi tiết 24 mã loại hình nhập khẩu mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)

    Hàng hóa nào áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, nhập khẩu?

    Tại Điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định về áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu như sau:

    (1) Hàng hóa áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu:

    - Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    - Bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

    - Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    (1) Hàng hóa áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu:

    - Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    - Gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng;

    - Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục;

    - Gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

    - Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất nhập khẩu?

    Căn cứ Điều 13 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất nhập khẩu như sau:

    Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu

    1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác.

    2. Bộ Công Thương thông báo với các tổ chức kinh tế quốc tế, các nước có liên quan theo thủ tục đã thỏa thuận khi có quyết định về việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này.

    Như vậy, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất nhập khẩu là Bộ trưởng Bộ Công Thương trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác.

    Ngoài ra, Bộ Công Thương thông báo với các tổ chức kinh tế quốc tế, các nước có liên quan theo thủ tục đã thỏa thuận khi có quyết định về việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Quản lý ngoại thương 2017.

    Trân trọng!

    15