Thứ 3, Ngày 05/11/2024

Hành vi nói xấu doanh nghiệp bị xử lý như thế nào?

Hành vi nói xấu làm ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp thì bị xử lý như thế nào? Căn cứ vào luật nào và khởi kiện đến cơ quan nào và thủ tục ra sao?

Nội dung chính

    Hành vi nói xấu doanh nghiệp bị xử lý như thế nào?

    Hành vi của người nhân viên đó đã xâm phạm đến uy tín của công ty bạn, do đó, nếu có đủ bằng chứng chứng minh hành vi cũng như thiệt hai do hành vi của nhân viên đó gây ra đối với công ty bạn, bạn hoàn toàn có thể khởi kiện để yêu cầu bồi thường và tòa án sẽ giải quyết cho bạn. 
    Bạn có thể căn cứ vào những căn cứ pháp lý sau:
    Điều 37 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
    “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và pháp luật bảo vệ.”
    Như vậy, việc nhân viên đã bị sa thải của công ty bạn nói xấu làm ảnh hưởng đến thương hiệu của trung tâm là trái pháp luật. Tùy thuộc vào mức thiệt hại của hành vi làm xấu thương hiệu của trung tâm, Pháp luật có các quy định, chế tài xử lý riêng, nhưng trung tâm của bạn có quyền làm đơn khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, trung tâm của bạn có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Điều 611 Bộ luật Dân sự 2005:
    "Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
    1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
    a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
    2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định."
    Thủ tục khởi kiện:
    Trung tâm của bạn có thể tự làm đơn khởi kiện hoặc nhờ người khác làm đơn khởi kiện hộ. Nhưng tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, trụ sở của trung tâm, họ tên và chức vụ của người đại diện hợp pháp của trung tâm. Đồng thời, người đại diện trung tâm phải ký tên, đóng dấu ở cuối đơn khởi kiện.
    Hồ sơ khởi kiện:
    - Đơn khởi kiện
    - Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện (các chứng cứ liên quan đến việc nhân viên đã sa thải nói xấu làm ảnh hưởng đến thương hiệu của trung tâm)
    - Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).
    - Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
    Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên là văn bản, giấy tờ tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.
    Thẩm quyền Tòa án:
    Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:
    “Điều 35.Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ
    a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
    b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
    c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết."
    Như vậy, trung tâm của bạn có thể chọn Tòa án theo nơi đặt trụ sở, nơi làm việc của trung tâm (nguyên đơn), hoặc nếu trung tâm bạn không có trụ sở thì có thể chọn Tòa án nơi sinh sống, làm việc của những nhân viên đã sa thải (tức là bị đơn)
    Thời hạn giải quyết: Tuân theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
    - Thời hạn chuận bỉ xét xử từ thời điểm thụ lý từ 4-6 tháng tùy tính chất của vụ việc.
    - Thời hạn xét xử: 1-2 tháng.
    Sau khi bản án có hiệu lực thì sẽ chuyển sang cho cơ quan thi hành án dân sự tiếp nhận và buộc các bên sẽ thực thi bản án, nếu các bên không tự nguyện thực hiện thì sẽ bị cưỡng chế thi hành.
    Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ hơn quy định này.

    5