Hành vi cản trở người khác thực hiện quyền đề nghị cấp giấy chứng nhận có vi phạm pháp luật không?

Hành vi cản trở người khác thực hiện quyền đề nghị cấp giấy chứng nhận có vi phạm pháp luật không?

Nội dung chính

    Việc đề nghị cấp giấy chứng nhận có phải là quyền của người sử dụng đất không?

    Căn cứ Điều 26 Luật Đất đai 2024 quy định: 

    Quyền chung của người sử dụng đất
    1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
    2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất sử dụng hợp pháp.
    3. Hưởng các lợi ích khi Nhà nước đầu tư để bảo vệ, cải tạo và phát triển đất nông nghiệp.
    4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, phục hồi đất nông nghiệp.
    5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
    6. Được quyền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
    7. Được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
    8. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

    Như vậy, theo quy định pháp luật, việc đề nghị cấp giấy chứng nhận là quyền của người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Hành vi cản trở người khác thực hiện quyền đề nghị cấp giấy chứng nhận có vi phạm pháp luật không?Hành vi cản trở người khác thực hiện quyền đề nghị cấp giấy chứng nhận
    có vi phạm pháp luật không? (Hình từ internet)

    Hành vi cản trở người khác thực hiện quyền đề nghị cấp giấy chứng nhận có vi phạm pháp luật không?

    Căn cứ theo Điều 11 Luật Đất đai 2024 quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai như sau:

    Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai
    1. Lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất.
    2. Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai.
    3. Vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
    4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai.
    5. Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin đất đai không chính xác, không đáp ứng yêu cầu về thời hạn theo quy định của pháp luật.
    6. Không ngăn chặn, không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
    7. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
    8. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
    9. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
    10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
    11. Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai.

    Theo đó, hành vi cản trở người khác thực hiện quyền đề nghị cấp giấy chứng nhận đồng nghĩa với việc cản trở việc thực hiện quyền của người sử dụng đất  đây là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai, hành vi này vi phạm pháp luật về đất đai.

    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2024/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định như sau:

    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
    1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.
    2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
    a) Đối với các hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều này là hành vi đã kết thúc thì thời điểm để tính thời hiệu xử phạt là thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
    b) Đối với các hành vi vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này là hành vi đang thực hiện thì thời điểm để tính thời hiệu xử phạt là thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
    3. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được xác định như sau:
    a) Đối với các hành vi quy định tại các Điều 17, 18, 19, 20, 21, 22 và 23 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là thời điểm mà các bên liên quan đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc văn bản giao dịch đã ký kết;
    b) Đối với các hành vi quy định tại các Điều 14, 24, 26 và 27 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là thời điểm đã thực hiện xong các hoạt động của hành vi vi phạm đó;
    c) Đối với các hành vi quy định tại Điều 28 Nghị định này thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là thời điểm đã thực hiện xong việc cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu không chính xác hoặc hết thời hạn theo yêu cầu của cơ quan thanh tra, kiểm tra mà không cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu cho tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật.
    4. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà chưa có văn bản xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành thì không xử lý theo quy định tại Nghị định này.

    Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm và được quy định chi tiết như trên.

    15