Hạn mức giao đất ở cho người sử dụng đất là cá nhân tại nông thôn được quy định như thế nào theo Luật Đất đai 2024?

Hạn mức giao đất ở cho người sử dụng đất là cá nhân tại nông thôn được quy định như thế nào theo Luật Đất đai 2024?

Nội dung chính

    Hạn mức giao đất ở cho người sử dụng đất là cá nhân tại nông thôn được quy định như thế nào theo Luật Đất đai 2024?

    Căn cứ khoản 2 Điều 195 Luật Đất đai 2024 quy định về hạn mức giao đất ở cho người sử dụng đất là cá nhân tại nông thôn như sau:

    Đất ở tại nông thôn
    1. Đất ở tại nông thôn là đất để làm nhà ở và mục đích khác phục vụ cho đời sống trong cùng một thửa đất thuộc khu vực nông thôn.
    2. Căn cứ vào quỹ đất và tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn.
    3. Đất ở tại nông thôn phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.

    4. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.

    Như vậy, theo quy định pháp luật, hạn mức giao đất ở cho người sử dụng đất là cá nhân tại nông thôn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ vào quỹ đất và tình hình thực tế của địa phương.

    Hạn mức giao đất ở cho người sử dụng đất là cá nhân tại nông thôn được quy định như thế nào theo Luật Đất đai 2024?Hạn mức giao đất ở cho người sử dụng đất là cá nhân tại nông thôn được quy định như thế nào theo Luật Đất đai 2024? (Hình từ internet)

    Người sử dụng đất bao gồm đối tượng nào? 

    Căn cứ tại Điều 4 Luật Đất đai 2024 quy định về người sử dụng đất như sau:

    Người sử dụng đất
    Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; nhận quyền sử dụng đất; thuê lại đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
    1. Tổ chức trong nước gồm:
    a) Cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, đơn vị vũ trang nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
    b) Tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);
    2. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;
    3. Cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (sau đây gọi là cá nhân);
    4. Cộng đồng dân cư;
    5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
    6. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài;
    7. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

    Như vậy, theo quy định pháp luật có 07 đối tượng là người sử dụng đất theo quy định tại Điều 4 Luật Đất đai 2024.

    Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng lúa là bao nhiêu?

    Theo Điều 177 Luật Đất đai 2024 quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân như sau:

    Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân
    1. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 176 của Luật này.
    2. Việc xác định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
    a) Điều kiện về đất đai và công nghệ sản xuất;
    b) Chuyển dịch lực lượng lao động, cơ cấu kinh tế; quá trình đô thị hóa.
    3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

    Theo đó, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng lúa sẽ không quá 15 lần hạn mức giao đất trồng lúa của cá nhân. Như vậy, có thể hiểu hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng lúa cụ thể là:

    - Không quá 45 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

    - Không quá 30 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

    13