Hai năm anh nhập ngũ em có chờ anh không? Lời bài hát nhập ngũ mất em Lyrics
Nội dung chính
Hai năm anh nhập ngũ em có chờ anh không? Lời bài hát Nhập ngũ mất em Lyrics
Vào ngày 31/10/2024, Bộ Quốc phòng đã ban hành Hướng dẫn 4705/HD-BQP về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025.
Theo đó, thời gian nhập ngũ sau Tết Âm lịch năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 13/02 đến hết ngày 15/02/2025 (tức từ ngày 16 đến hết ngày 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Trong năm 2025, tiến hành tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ một đợt.
Như vậy, với câu nói "Hai năm anh nhập ngũ em có chờ anh không?" trong lời bài hát Nhập ngũ mất em, một sáng tác của Thái Học mang đậm cảm xúc của một chàng trai sắp lên đường nhập ngũ, bày tỏ sự lo lắng, mong chờ sự chung thủy từ người mình yêu.
Nó gợi lên cảm giác vừa lưu luyến, vừa bất an, bởi khoảng thời gian hai năm có thể đủ dài để tạo ra những thay đổi trong lòng người. Đằng sau câu hỏi ấy là niềm hy vọng, nhưng cũng ẩn chứa nỗi sợ bị lãng quên.
Câu nói trong bài hát Nhập ngũ mất em không chỉ đơn thuần là một lời hỏi, mà còn là một lời gửi gắm, một sự trông đợi vào tình yêu và lòng kiên nhẫn của người ở lại. Nó khiến người nghe phải suy nghĩ về sự gắn kết, lòng thủy chung và thử thách mà khoảng cách mang lại.
Dưới đây là Lời bài hát nhập ngũ mất em Lyrics:
Xe vội vàng lăn bánh
Giọt nước mắt đã rơi rơi thật nhiều
Bao yêu thương ngày ấy
Anh nguyện chôn giấu khắc sâu trái tim này
Hai năm sẽ qua nhanh lắm thôi
Hai năm rồi anh sẽ trở về
Quê hương gọi anh nơi chiến trường
Vội bước chân đi
Mang theo màu áo lính
Hai năm anh nhập ngũ
Em có chờ anh không
Hai năm anh phải sống
Trong nỗi nhớ thương em từng đêm
Chỉ mong em bình yên
Sống vui bên cuộc đời
Đợi chờ anh sẽ trở về sớm thôi
Thời gian trôi dần trôi
Thế nhưng em đi rồi
Bên ai em hạnh phúc
Ấm êm cuộc tình mới
Chẳng còn thương nhớ Người Lính yêu Em
Người mà em hứa – sẽ chẳng rời xa
Hai năm anh nhập ngũ em có chờ anh không? Lời bài hát nhập ngũ mất em Lyrics (Ảnh từ Internet)
Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
3. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
Như vậy, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ không quá 06 tháng trong trường hợp:
- Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
- Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Quy định về huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị như thế nào?
Căn cứ tại Điều 27 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị như sau:
(1) Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một:
- Phải tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên với tổng thời gian không quá 12 tháng;
- Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một được gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu hằng năm;
- Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị quân đội; quy định số lần và thời gian huấn luyện của mỗi lần; giữa các lần huấn luyện, được gọi hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị tập trung để kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong thời gian không quá 07 ngày; trường hợp cần thiết được quyền giữ hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị ở lại huấn luyện thêm không quá 02 tháng nhưng tổng số thời gian không vượt quá thời gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.
(1) Việc huấn luyện đối với binh sĩ dự bị hạng hai do Chính phủ quy định.