Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Giám sát tài chính tình hình bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp nhà nước như thế nào?

Giám sát tài chính tình hình bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp nhà nước như thế nào? Việc đánh giá mức độ bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp ra sao?

Nội dung chính

    Giám sát tài chính tình hình bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp nhà nước như thế nào?

    Giám sát tài chính tình hình bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 5 Thông tư 200/2015/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:

    Việc đánh giá mức độ bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp được thực hiện theo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 91/2015/NĐ-CP theo các nội dung sau:

    - Vốn chủ sở hữu: Trong đó: Vốn chủ sở hữu theo mã số 410 Bảng cân đối kế toán và chi tiết số liệu vốn góp của chủ sở hữu, Quỹ Đầu tư phát triển, Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

    - Tổng tài sản.

    - Lợi nhuận sau thuế.

    - Hiệu quả sử dụng vốn: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA).

    Các chỉ tiêu được lấy từ báo cáo tài chính đã kiểm toán và được Hội đồng thành viên thông qua (Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Mẫu số B01-DN và Mẫu số B02-DN ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp). Đối với Công ty mẹ cần căn cứ cả báo cáo tài chính hợp nhất.

    Trân trọng!

    8