Giám sát đầu tư là gì? Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư mới nhất theo quy định hiện nay là gì?
Nội dung chính
Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư mới nhất theo quy định hiện nay là gì?
Tại mẫu số 01 được ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT có quy định mẫu báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư
Xem chi tiết và tải về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư tại đây.
Giám sát đầu tư là gì? Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư mới nhất theo quy định hiện nay là gì? (Hình từ Internet)
Giám sát đầu tư là gì?
Tại Điều 3 Nghị định 29/2021/NĐ-CP có quy định giám sát đầu tư như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Giám sát đầu tư” là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư. Giám sát đầu tư gồm giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư.
2. “Theo dõi chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện chương trình, dự án; tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin, đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo chương trình, dự án đầu tư thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.
3. “Kiểm tra chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất, nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý chương trình, dự án của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan: phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém về quản lý chương trình, dự án theo quy định của pháp luật; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý những vướng mắc, phát sinh, việc làm sai quy định về quản lý chương trình, dự án; giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện.
4. “Đánh giá chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước tại một thời điểm nhất định. Đánh giá chương trình, dự án đầu tư bao gồm: đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất.
...
Như vậy, giám sát đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư. Giám sát đầu tư gồm giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm như thế nào trong hoạt động giám sát đầu tư?
Tại Điều 91 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, đối với hoạt động giám sát đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm như sau:
- Hướng dẫn, theo dõi và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong toàn quốc.
- Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi toàn quốc.
- Tổ chức thực hiện và tổng hợp công tác giám sát, đánh giá các chương trình, dự án do Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.
- Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình (kể cả các dự án phân cấp và ủy quyền cho cấp dưới quyết định đầu tư).
- Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ hoặc với các bộ, ngành, địa phương liên quan về các giải pháp nhằm khắc phục những vướng mắc trong hoạt động đầu tư của các ngành, các địa phương hoặc đối với các dự án cụ thể để đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư.
- Xem xét, có ý kiến hoặc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ khi có yêu cầu của các bộ, ngành khác, địa phương và chủ đầu tư.
- Hướng dẫn về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến giám sát và đánh giá đầu tư khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
*Lưu ý: Việc giám sát báo đầu tư tại Nghị định 29/2021/NĐ-CP áp dụng với các dự án đầu tư như sau:
- Dự án quan trọng quốc gia theo quy định tại Luật Đầu tư công 2019, Luật Xây dựng 2014.
- Dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
- Dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020.