Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án khu vực phải đáp ứng điều kiện năng lực gì?

Chuyên viên pháp lý: Đỗ Trần Quỳnh Trang
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án khu vực phải đáp ứng điều kiện năng lực gì?

Nội dung chính

    Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án khu vực phải đáp ứng điều kiện năng lực gì?

    Căn cứ theo điểm b khoản 5 Điều 25 Nghị định 175/2024/NĐ-CP thì Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 85 Nghị định 175/2024/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

    Cá nhân được xét cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng khi đáp ứng điều kiện chung quy định tại Điều 79 Nghị định 175/2024/NĐ-CP và điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp tương ứng với các hạng chứng chỉ hành nghề như sau:

    (1) Hạng I: Đã làm giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án nhóm B.

    (2) Hạng II: Đã làm giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng 01 dự án nhóm B hoặc 02 dự án nhóm C.

    (3) Hạng III: Đã tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng 01 dự án từ nhóm C trở lên.

    Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án khu vực phải đáp ứng điều kiện năng lực gì?

    Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án khu vực phải đáp ứng điều kiện năng lực gì? (Hình từ Internet)

    Điều kiện chung của tổ chức khảo sát xây dựng là gì?

    Theo quy định tại Điều 102 Nghị định 175/2024/NĐ-CP như sau:

    Điều 108. Điều kiện năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng
    1. Điều kiện chung đối với các hạng như sau:
    a) Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận theo pháp luật Dân sự về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định đối với lĩnh vực khảo sát địa chất công trình;
    b) Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
    2. Hạng I:
    a) Có ít nhất 02 cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
    b) Có cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn phù hợp theo quy định tại Mục 1 Phụ lục VI Nghị định này tương ứng với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
    c) Đối với tổ chức khảo sát địa hình: Đã thực hiện khảo sát địa hình ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên;
    d) Đối với tổ chức khảo sát địa chất: Đã thực hiện khảo sát địa chất ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên.
    [...]

    Theo đó, điều kiện chung của tổ chức khảo sát xây dựng đối với các hạng như sau:

    - Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận theo pháp luật Dân sự về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định đối với lĩnh vực khảo sát địa chất công trình;

    - Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.

    Quy định về hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 24 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định về hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:

    (1) Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư lựa chọn hình thức quản lý dự án quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, cụ thể như sau:

    - Người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (sau đây gọi là Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực) trên cơ sở số lượng, tiến độ thực hiện các dự án cùng một chuyên ngành, cùng một hướng tuyến, trong một khu vực hành chính hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ vốn hoặc khi giao Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực làm chủ đầu tư;

    - Trong trường hợp không áp dụng hình thức quản lý dự án theo điểm a khoản này, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án hoặc chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án.

    (2) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công hoặc vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án được quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.

    (3) Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng theo quy định tại văn bản thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi; trường hợp không có quy định cụ thể thì hình thức tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo quy định Nghị định 175/2024/NĐ-CP.

    (4) Đối với dự án PPP, hình thức quản lý dự án được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 62 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 phù hợp với yêu cầu quản lý, điều kiện cụ thể của dự án và thỏa thuận tại hợp đồng dự án.

    (5) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về điều kiện năng lực của giám đốc quản lý dự án, cá nhân được giao phụ trách lĩnh vực chuyên môn và mối quan hệ công tác phù hợp yêu cầu đặc thù quản lý ngành đối với dự án đầu tư xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh.

    saved-content
    unsaved-content
    48