Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc tài sản công là gì? Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc tài sản công có quyền và trách nhiệm nào?

Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc tài sản công là gì? Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc tài sản công có quyền và trách nhiệm nào?

Nội dung chính

    Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc tài sản công là gì?

    Căn cứ vào khoản 1 Điều 59 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định về đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc tài sản công như sau:

    Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc tài sản công, giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
    1. Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc tài sản công là đơn vị được cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công giao thực hiện quản lý vận hành nhà ở theo quy định tại khoản 5 Điều 125 của Luật Nhà ở.
    Trường hợp thuộc diện phải đấu thầu để lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp hoặc ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu để thực hiện quản lý vận hành theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
    ...

    Như vậy, đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc tài sản công là đơn vị được cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công giao thực hiện quản lý vận hành nhà ở quy định như sau:

    - Do tổ chức hoặc doanh nghiệp có chức năng, năng lực chuyên môn về quản lý vận hành nhà ở thực hiện và được hưởng các cơ chế ưu đãi như đối với dịch vụ công ích;

    - Đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 Luật Nhà ở 2023 giao cho đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở thực hiện quản lý vận hành nhà ở, đối với nhà chung cư thì đơn vị này phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này thực hiện quản lý vận hành; trường hợp không có đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở hoặc có đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở nhưng không có đủ điều kiện, năng lực quản lý vận hành thì đấu thầu lựa chọn đơn vị quản lý vận hành.

    Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc tài sản công là gì? Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc tài sản công có quyền và trách nhiệm nào?

    Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc tài sản công là gì? Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc tài sản công có quyền và trách nhiệm nào? (Hình từ Internet)

    Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc tài sản công có quyền và trách nhiệm nào?

    Căn cứ vào khoản 2 Điều 59 Nghị định 95/2024/NĐ-CP, quy định về đơn vị quản lý vận hành nhà ở thuộc tài sản công có quyền và trách nhiệm sau đây:

    - Tiếp nhận quỹ nhà ở do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Luật Nhà ở 2023 và Điều 58 Nghị định 95/2024/NĐ-CP giao để thực hiện quản lý vận hành theo quy định;

    - Thực hiện cho thuê và quản lý việc sử dụng nhà ở theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành ký kết với cơ quan quản lý nhà ở;

    - Quản lý phần diện tích nhà chưa bán trong khuôn viên nhà ở thuộc tài sản công;

    - Được trích một phần tỷ lệ từ tiền thuê nhà ở theo quy định tại Điều 60 Nghị định 95/2024/NĐ-CP để có kinh phí phục vụ cho công tác quản lý vận hành nhà ở theo quy định;

    - Tập hợp, lưu trữ hồ sơ có liên quan đến quá trình xây dựng, vận hành, bảo hành, bảo trì, cải tạo nhà ở; trường hợp không đủ hồ sơ thì bổ sung, khôi phục, đo vẽ lại và có trách nhiệm giao các hồ sơ phát sinh, bổ sung để cơ quan quản lý nhà ở lưu trữ theo quy định;

    - Thực hiện bảo trì, cải tạo nhà ở trong trường hợp được cơ quan có thẩm quyền giao;

    - Kiểm tra, theo dõi phát hiện kịp thời và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà ở; thực hiện thu hồi nhà ở theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

    - Phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương trong việc bảo đảm an ninh, trật tự cho người thuê, thuê mua, người sử dụng nhà ở;

    - Tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất về tình hình quản lý, sử dụng nhà ở theo quy định tại Điều 61 Nghị định 95/2024/NĐ-CP;

    - Thực hiện hạch toán, báo cáo thu, chi tài chính công tác quản lý vận hành nhà ở theo quy định và thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

    Đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công được quy định như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 14 Luật Nhà ở 2023, quy định về đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc tài sản công gồm:

    - Bộ Xây dựng là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ, nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn ngân sách trung ương; nhà ở sinh viên do cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ Xây dựng đang quản lý.

    - Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mua hoặc đầu tư xây dựng, nhà ở sinh viên do cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đang quản lý. Đối với nhà ở thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Luật Nhà ở 2023 do Bộ Quốc phòng đang quản lý cho thuê thì Bộ Quốc phòng là đại diện chủ sở hữu nhà ở, trừ trường hợp chuyển giao nhà ở này cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý theo quy định của pháp luật.

    - Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương khác (sau đây gọi chung là cơ quan trung ương) là đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên do cơ sở giáo dục công lập trực thuộc cơ quan đó đang quản lý.

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu nhà ở được đầu tư bằng nguồn vốn quy định tại khoản 1 Điều 113 Luật Nhà ở 2023 do địa phương quản lý và nhà ở được giao quản lý trên địa bàn.

    26