Đối với quy hoạch phân khu đô thị và nông thôn thì thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch là khi nào?
Nội dung chính
Đối với quy hoạch phân khu đô thị và nông thôn thì thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch là khi nào?
Đối với quy hoạch phân khu đô thị và nông thôn thì thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch là khi nào? được căn cứ tại Điều 4 Nghị định 178/2025/NĐ-CP như sau:
Điều 4. Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch chung
a) Đối với quy hoạch chung đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch không quá 03 tháng; thời gian lập quy hoạch không quá 15 tháng;
b) Đối với quy hoạch chung đô thị không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và quy hoạch chung khu kinh tế, quy hoạch chung khu du lịch quốc gia, thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch không quá 02 tháng; thời gian lập quy hoạch không quá 12 tháng;
c) Đối với quy hoạch chung xã, quy hoạch chung đặc khu không định hướng phát triển đô thị, thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch không quá 01 tháng; thời gian lập quy hoạch không quá 09 tháng.
2. Đối với quy hoạch phân khu, thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch không quá 01 tháng; thời gian lập quy hoạch không quá 09 tháng.
3. Đối với quy hoạch chi tiết, thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch không quá 01 tháng; thời gian lập quy hoạch không quá 06 tháng.
4. Đối với quy hoạch không gian ngầm, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của thành phố trực thuộc trung ương, thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch không quá 01 tháng; thời gian lập quy hoạch không quá 09 tháng.
[...]
Theo đó, đối với quy hoạch phân khu đô thị và nông thôn thì thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch là không quá 01 tháng.
Đối với quy hoạch phân khu đô thị và nông thôn thì thời gian lập nhiệm vụ quy hoạch là khi nào? (Hình từ Internet)
Việc lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn được thực hiện theo hình thức nào?
Theo quy định tại Điều 36 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 như sau:
Điều 36. Lấy ý kiến về nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Trách nhiệm lấy ý kiến được quy định như sau:
a) Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn có trách nhiệm lấy ý kiến trong quá trình lập nhiệm vụ quy hoạch. Đối với nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn thuộc trách nhiệm tổ chức lập của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến;
b) Cơ quan thẩm định nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn có trách nhiệm lấy ý kiến trong quá trình thẩm định nhiệm vụ quy hoạch.
2. Đối tượng lấy ý kiến gồm các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
3. Nội dung lấy ý kiến gồm nội dung của nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn; đối với những nội dung thuộc bí mật nhà nước phải bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
4. Việc lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn được thực hiện theo hình thức gửi hồ sơ để đối tượng lấy ý kiến nghiên cứu, có ý kiến bằng văn bản. Các cơ quan được yêu cầu có trách nhiệm cho ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định.
5. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch trước khi trình thẩm định, trình phê duyệt. Nội dung báo cáo tiếp thu, giải trình phải được công bố công khai và bảo đảm quy chế dân chủ, công khai, minh bạch.
Theo đó, việc lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn được thực hiện theo hình thức gửi hồ sơ để đối tượng lấy ý kiến nghiên cứu, có ý kiến bằng văn bản.
Các cơ quan được yêu cầu có trách nhiệm cho ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Nội dung thẩm định nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm những gì?
Tại Điều 40 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 quy định như sau:
Điều 40. Thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn
1. Nội dung thẩm định nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm:
a) Sự đầy đủ, tính hợp lý của nội dung nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn quy định tại Điều 21 của Luật này;
b) Sự phù hợp của nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn với quy hoạch cấp quốc gia hoặc quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu.
2. Nội dung thẩm định quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm:
a) Việc tuân thủ trình tự, thủ tục lập quy hoạch đô thị và nông thôn theo quy định của Luật này;
b) Việc đáp ứng điều kiện của tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị và nông thôn quy định tại Điều 18 của Luật này;
c) Căn cứ lập quy hoạch đô thị và nông thôn quy định tại Điều 15 của Luật này;
d) Sự phù hợp với nhiệm vụ quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng;
đ) Việc đáp ứng nguyên tắc, yêu cầu về quy hoạch đô thị và nông thôn quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Luật này và yêu cầu về nội dung đối với từng loại quy hoạch đô thị và nông thôn.
[...]
Như vậy, nội dung thẩm định nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn bao gồm:
- Sự đầy đủ, tính hợp lý của nội dung nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn quy định tại Điều 21 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024;
- Sự phù hợp của nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn với quy hoạch cấp quốc gia hoặc quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu.