Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Đối tượng nào chịu thuế tài nguyên? Thuế suất thuế tài nguyên đối với từng loại đối tượng chịu thuế là bao nhiêu?

Đối tượng nào chịu thuế tài nguyên? Thuế suất thuế tài nguyên đối với từng loại đối tượng chịu thuế là bao nhiêu? Tính thuế tài nguyên như thế nào đối với hộ gia đình khai thác và sử dụng nước thiên nhiên để sinh hoạt?

Nội dung chính

    Đối tượng nào chịu thuế tài nguyên?

    Theo Điều 2 Luật Thuế tài nguyên 2009 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế 2014 quy định đối tượng chịu thuế:

    Đối tượng chịu thuế

    1. Khoáng sản kim loại.

    2. Khoáng sản không kim loại.

    3. Dầu thô.

    4. Khí thiên nhiên, khí than.

    5. Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.

    6. Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển.

    7. Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất, trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.

    8. Yến sào thiên nhiên.

    9. Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

    Theo đó, đối tượng chịu thuế tài nguyên gồm có:

    - Khoáng sản kim loại.

    - Khoáng sản không kim loại.

    - Dầu thô.

    - Khí thiên nhiên, khí than.

    - Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.

    - Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển.

    - Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất, trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.

    - Yến sào thiên nhiên.

    - Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

    Đối tượng nào chịu thuế tài nguyên? Thuế suất thuế tài nguyên đối với từng loại đối tượng chịu thuế là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Thuế suất thuế tài nguyên đối với từng loại đối tượng chịu thuế là bao nhiêu?

    Theo Điều 7 Luật Thuế tài nguyên 2009 quy định về thuế suất thuế tài nguyên đối với từng đối tượng chịu thuế như sau:

    Số thứ tự

    Nhóm, loại tài nguyên

    Thuế suất

    (%)

    I

    Khoáng sản kim loại

     

    1

    Sắt, măng-gan (mangan)

    7 - 20

    2

    Ti-tan (titan)

    7 - 20

    3

    Vàng

    9 - 25

    4

    Đất hiếm

    12 - 25

    5

    Bạch kim, bạc, thiếc

    7 - 25

    6

    Vôn-phờ-ram (wolfram), ăng-ti-moan (antimoan)

    7 - 25

    7

    Chì, kẽm, nhôm, bô-xit (bouxite), đồng, ni-ken (niken)

    7 - 25

    8

    Cô-ban (coban), mô-lip-đen (molipden), thủy ngân, ma-nhê (magie), va-na-đi (vanadi)

    7 - 25

    9

    Khoáng sản kim loại khác

    5 - 25

    II

    Khoáng sản không kim loại

     

    1

    Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình

    3 - 10

    2

    Đá, trừ đá nung vôi và sản xuất xi măng; sỏi; cát, trừ cát làm thủy tinh

    5 - 15

    3

    Đất làm gạch

    5 - 15

    4

    Gờ-ra-nít (granite), sét chịu lửa

    7 - 20

    5

    Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite)

    7 - 20

    6

    Cao lanh, mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật, cát làm thủy tinh

    7 - 15

    7

    Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite), đá nung vôi và sản xuất xi măng

    5 - 15

    8

    A-pa-tít (apatit), séc-păng-tin (secpentin)

    3 - 10

    9

    Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò

    4 - 20

    10

    Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên

    6 - 20

    11

    Than nâu, than mỡ

    6 - 20

    12

    Than khác

    4 - 20

    13

    Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire)

    16 - 30

    14

    E-mô-rốt (emerald), a-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), ô-pan (opan) quý màu đen

    16 - 30

    15

    Adít, rô-đô-lít (rodolite), py-rốp (pyrope), bê-rin (berin), sờ-pi-nen (spinen), tô-paz (topaz)

    12 - 25

    16

    Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cờ-ri-ô-lít (cryolite); ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; phen-sờ-phát (fenspat); birusa; nê-phờ-rít (nefrite)

    12 - 25

    17

    Khoáng sản không kim loại khác

    4 - 25

    III

    Dầu thô

    6 - 40

    IV

    Khí thiên nhiên, khí than

    1 - 30

    V

    Sản phẩm của rừng tự nhiên

     

    1

    Gỗ nhóm I

    25 - 35

    2

    Gỗ nhóm II

    20 - 30

    3

    Gỗ nhóm III, IV

    15 - 20

    4

    Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác

    10 - 15

    5

    Cành, ngọn, gốc, rễ

    10 - 20

    6

    Củi

    1 - 5

    7

    Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô

    10 - 15

    8

    Trầm hương, kỳ nam

    25 - 30

    9

    Hồi, quế, sa nhân, thảo quả

    10 - 15

    10

    Sản phẩm khác của rừng tự nhiên

    5 - 15

    VI

    Hải sản tự nhiên

     

    1

    Ngọc trai, bào ngư, hải sâm

    6 - 10

    2

    Hải sản tự nhiên khác

    1 - 5

    VII

    Nước thiên nhiên

     

    1

    Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp

    8 - 10

    2

    Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện

    2 - 5

    3

    Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh, trừ nước quy định tại điểm 1 và điểm 2 Nhóm này

     

    3.1

    Nước mặt

    1 - 3

    3.2

    Nước dưới đất

    3 - 8

    VIII

    Yến sào thiên nhiên

    10 - 20

    IX

    Tài nguyên khác

    1 - 20

    Tính thuế tài nguyên như thế nào đối với hộ gia đình khai thác và sử dụng nước thiên nhiên để sinh hoạt?

    Theo Điều 10 Thông tư 152/2015/TT-BTC quy định về miễn thuế tài nguyên như sau:

    Miễn thuế tài nguyên

    Các trường hợp được miễn thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 9 Luật thuế tài nguyên và Điều 6, Nghị định số 50/2010/NĐ-CP, bao gồm:

    1. Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác hải sản tự nhiên.

    2. Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt.

    3. Miễn thuế tài nguyên đối với tổ chức, cá nhân khai thác nước thiên nhiên dùng cho hoạt động sản xuất thuỷ điện để phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

    4. Miễn thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt.

    5. Miễn thuế tài nguyên đối với đất do tổ chức, cá nhân được giao, được thuê khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.

    Đất khai thác và sử dụng tại chỗ được miễn thuế tại điểm này bao gồm cả cát, đá, sỏi có lẫn trong đất nhưng không xác định được cụ thể từng chất và được sử dụng ở dạng thô để san lấp, xây dựng công trình; Trường hợp vận chuyển đi nơi khác để sử dụng hoặc bán thì phải nộp thuế tài nguyên theo quy định.

    6. Trường hợp khác được miễn thuế tài nguyên, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

    Theo đó, khi hộ gia đình khai thác và sử dụng nước thiên nhiên để phục vụ cho sinh hoạt thì sẽ được miễn thuế tài nguyên

    Trân trọng!

    26