Định mức phân bổ chi bảo đảm xã hội năm 2017 được quy định như thế nào?

Định mức phân bổ chi bảo đảm xã hội năm 2017 được pháp luật quy định như thế nào? Văn bản pháp luật hiện hành nào quy định chi tiết về nội dung này?

Nội dung chính

    Định mức phân bổ chi bảo đảm xã hội năm 2017 được quy định như thế nào? 

    Ngày 19/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 46/2016/QĐ-TTg về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017. Theo đó, Quyết định này quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước áp dụng cho năm ngân sách 2017, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020 theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

    Định mức phân bổ chi bảo đảm xã hội năm 2017 là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 14 Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 ban hành kèm theo Quyết định 46/2016/QĐ-TTg. Cụ thể như sau:

    - Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số:

    Đơn vị: đồng/người dân/năm

    Vùng

    Định mức phân bổ

    Đô thị

    31.000

    Đồng bằng

    33.700

    Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

    47.200

    Vùng cao - hải đảo

    57.300

     

    - Định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung, gồm:

    + Kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ được tính trên cơ sở đối tượng năm 2016, mức hỗ trợ theo chế độ quy định;

    + Kinh phí thực hiện chế độ điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ, Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng được tính trên cơ sở đối tượng năm 2016, mức hỗ trợ theo chế độ quy định;

    + Kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ được tính trên cơ sở đối tượng năm 2015, mức hỗ trợ theo chế độ quy định;

    + Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có gia đình thuộc diện chính sách (gia đình: liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công giúp đỡ cách mạng, quân nhân bị tai nạn nghề nghiệp) ngoài chế độ phụ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần do ngân sách trung ương đảm bảo còn được phân bổ với mức 500.000 đồng/gia đình thuộc diện chính sách để có thêm kinh phí thực hiện chế độ thăm hỏi, động viên các gia đình thuộc diện chính sách vào ngày lễ, tết.

    16