Điều kiện làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại ra sao? Quyền của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại là gì?

Điều kiện để trở thành chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại là gì? Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại có những quyền gì? Vốn để phát triển nhà ở thương mại là gì?

Nội dung chính

    Điều kiện làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại là gì?

    Theo Điều 36 Luật Nhà ở 2023 quy định về chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại như sau:

    Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đáp ứng điều kiện:

    - Có vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản để thực hiện đối với từng dự án đầu tư xây dựng nhà ở;

    - Có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

    Và thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

    (1) Được giao đất, cho thuê đất do trúng đấu giá quyền sử dụng đất, trúng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất; trường hợp khác được chấp thuận nhà đầu tư khi tổ chức đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật về đầu tư.

    (2) Được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại khi nhà đầu tư có quyền sử dụng đất thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với loại đất được thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với loại đất được thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại theo quy định của Luật Đất đai 2024.

    Điều kiện làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại yêu cầu chủ đầu tư phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có đủ vốn chủ sở hữu và năng lực, kinh nghiệm theo quy định. Doanh nghiệp này phải thuộc một trong các trường hợp được giao đất, cho thuê đất thông qua trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoặc trúng thầu lựa chọn nhà đầu tư.hoặc được chấp thuận chủ trương đầu tư và làm chủ đầu tư khi có quyền sử dụng đất phù hợp thông qua thỏa thuận hoặc theo quy định của Luật Đất đai 2024.

    Điều kiện làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại là gì? Quyền của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại là gì?

    Điều kiện làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại là gì? Quyền của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại là gì? (Hình ảnh từ internet)

    Quyền của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại là gì?

    Theo quy định tại Điều 38 Luật Nhà ở 2023 thì quyền của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được quy định như sau:

    - Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư, lập, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án.

    - Bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở; thực hiện huy động vốn, thu tiền bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở 2023, pháp luật về kinh doanh bất động sản và theo nội dung hợp đồng đã ký kết.

    - Thực hiện quyền của người sử dụng đất và kinh doanh sản phẩm trong dự án theo nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư và nội dung dự án đã được phê duyệt.

    - Được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư.

    - Được thực hiện quản lý, khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi dự án không phải bàn giao cho Nhà nước theo nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, nội dung dự án đã được phê duyệt.

    - Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định tại Điều 9 Luật Nhà ở 2023 và pháp luật về đất đai.

    - Được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong quá trình thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.

    -. Quyền khác theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, quyền của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, bao gồm nhiều quyền lợi quan trọng. Chủ đầu tư có quyền yêu cầu các cơ quan thực hiện đúng thủ tục pháp lý, bán, cho thuê mua và huy động vốn theo quy định. Họ cũng được quyền chuyển nhượng dự án, quản lý hệ thống hạ tầng, yêu cầu cấp Giấy chứng nhận cho nhà ở, và hưởng chính sách ưu đãi từ Nhà nước. Những quyền này không chỉ bảo vệ lợi ích của chủ đầu tư mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản.

    Vốn để phát triển nhà ở thương mại gồm những loại vốn nào?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 115 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:

    Vốn để phát triển đối với từng loại nhà ở
    1. Vốn để phát triển nhà ở thương mại bao gồm:
    a) Vốn của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại;
    b) Vốn huy động thông qua góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của tổ chức, cá nhân;
    c) Vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ theo quy định của pháp luật;
    d) Tiền mua, tiền thuê mua nhà ở trả trước, trả chậm, trả dần của khách hàng theo hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai;
    đ) Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam.
    ...

    Như vậy, vốn để phát triển nhà ở thương mại bao gồm nhiều nguồn khác nhau, từ vốn tự có của chủ đầu tư đến các hình thức huy động vốn từ bên ngoài như góp vốn, hợp tác đầu tư, phát hành trái phiếu và cổ phiếu. Bên cạnh đó, tiền mua và thuê mua từ khách hàng cũng đóng vai trò thiết yếu, cùng với khả năng vay vốn từ các tổ chức tín dụng.

    30