Diện tích tối thiểu sau tách thửa đối với đất nông nghiệp tại Kiên Giang từ ngày 20/10/2024?

Diện tích tối thiểu sau tách thửa đối với đất nông nghiệp tại Kiên Giang từ ngày 20/10/2024?

Nội dung chính

    Diện tích tối thiểu sau tách thửa đối với đất nông nghiệp tại Kiên Giang từ ngày 20/10/2024?

    Ngày 09/10/2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quyết định 28/2024/QĐ-UBND về việc quy định cụ thể điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

    Trong đó, căn cứ quy định tại Điều 6 Quyết định 28/2024/QĐ-UBND tỉnh Kiên Giang, diện tích tối thiểu sau tách thửa đối với đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được xác định như sau:

    (1) Đất trồng cây hằng năm (đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác)

    - Khu vực đô thị (thị trấn, phường)

    + Thành phố: Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc: 600 m²

    + Các huyện còn lại: 1.000 m²

    - Khu vực nông thôn (xã)

    + Thành phố: Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc: 1.000 m²

    + Các huyện còn lại: 2.000 m²

    (2) Đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác

    - Khu vực đô thị (thị trấn, phường)

    + Thành phố: Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc: 300 m²

    + Các huyện còn lại: 500 m²

    - Khu vực nông thôn (xã)

    + Thành phố: Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc: 500 m²

    + Các huyện còn lại: 1.000 m²

    (3) Đất nuôi trồng thủy sản

    - Khu vực đô thị (thị trấn, phường): 1.000 m²

    - Khu vực nông thôn (xã): 2.000 m²

    (4) Đất chăn nuôi tập trung: 3.000 m²

    (5) Đất rừng sản xuất: 3.000 m²

    Như vậy, diện tích tối thiểu sau tách thửa đối với đất nông nghiệp tại Kiên Giang như trên.

    Đất nông nghiệp gồm những loại đất nào?

    Khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Phân loại đất
    ...
    2. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    a) Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
    b) Đất trồng cây lâu năm;
    c) Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
    d) Đất nuôi trồng thủy sản;
    đ) Đất chăn nuôi tập trung;
    e) Đất làm muối;
    g) Đất nông nghiệp khác.
    ...

    Như vậy, đất nông nghiệp bao gồm những loại đất nêu trên.

    Diện tích tối thiểu sau tách thửa đối với đất nông nghiệp tại Kiêng Giang từ ngày 20/10/2024?

    Diện tích tối thiểu sau tách thửa đối với đất nông nghiệp tại Kiên Giang từ ngày 20/10/2024? (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc, điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất tại Kiên Giang là gì?

    Điều 3 Quyết định 28/2024/QĐ-UBND tỉnh Kiên Giang quy định:

    Nguyên tắc, điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất
    1. Bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 220 của Luật Đất đai. Trong đó nguyên tắc, điều kiện cụ thể tách thửa, hợp thửa của từng loại đất theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 220 của Luật Đất đai như sau:
    a) Đối với thửa đất ở hoặc thửa đất ở và đất khác trong cùng thửa đất hoặc đất phi nông nghiệp không phải là đất ở thì việc tách thửa, hợp thửa phải đảm bảo:
    - Có lối đi; được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có.
    - Cấp nước, thoát nước đối với trường hợp thửa đất thuộc khu vực đô thị (phường, thị trấn) đã có quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 được cấp thẩm quyền phê duyệt.
    b) Đối với đất nông nghiệp: việc tách thửa phải đồng thời thực hiện một trong các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp tách thửa để chuyển mục đích sử dụng đất hoặc tách thửa đồng thời với hợp thửa đất.
    2. Thửa đất tách thửa, hợp thửa chưa có thông báo thu hồi đất hoặc chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp thửa đất có thông báo thu hồi hoặc quyết định thu hồi một phần thửa đất nếu xác định được ranh giới, kích thước, diện tích thu hồi đất trên giấy chứng nhận thì diện tích còn lại của thửa đất không bị thu hồi được phép tách thửa, hợp thửa.

    Như vậy, việc tách thửa đất, hợp thửa đất tại Kiên Giang phải tuân thủ những nguyên tắc, điều kiện như trên.

    Thủ tục tách thửa đất là một trong những thủ tục hành chính về đất đai?

    Khoản 1 Điều 223 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Các thủ tục hành chính về đất đai
    1. Các thủ tục hành chính về đất đai bao gồm:
    a) Thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất;
    b) Thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất;
    c) Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; thủ tục đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận đã cấp;
    d) Thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất;
    đ) Thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất;
    e) Thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất;
    g) Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính;
    h) Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
    i) Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai;
    k) Thủ tục hành chính khác về đất đai.
    ...

    Căn cứ quy định này, thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất là một trong những thủ tục hành chính về đất đai.

    Việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai phải tuân thủ những nguyên tắc gì?

    Điều 224 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
    1. Bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, chính xác giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
    2. Bảo đảm phương thức thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, lồng ghép trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của tổ chức, cá nhân và cơ quan có thẩm quyền góp phần cải cách thủ tục hành chính.
    3. Tổ chức, cá nhân yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính về đất đai chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai và các giấy tờ trong hồ sơ đã nộp.
    4. Các thủ tục hành chính về đất đai được thực hiện bằng hình thức trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
    5. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính về đất đai chịu trách nhiệm thực hiện đúng thẩm quyền và thời gian theo quy định của pháp luật, không chịu trách nhiệm về những nội dung trong các văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ đã được cơ quan, người có thẩm quyền khác chấp thuận, thẩm định, phê duyệt hoặc giải quyết trước đó.

    Như vậy, việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai phải tuân thủ những nguyên tắc nêu trên.

    Quyết định 28/2024/QĐ-UBND tỉnh Kiên Giang có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2024.

    18