Diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh là bao nhiêu? Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh quy định về điều kiện để tách thửa như thế nào?

Ngày 15/10/2024 Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã ban hành Quyết định 27/2024/QĐ-UBND để quy định về điều kiện và diện tích tối thiểu tách thửa, hợp thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Vậy diện tích tối thiêu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh là bao nhiêu?

Nội dung chính

    Tách thửa là gì?

    Trong hệ thống pháp luật hiện nay, chưa có văn bản nào quy định về khái niệm tách thửa. Có thể hiểu tách thửa là việc phân chia quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất cảu người đứng tên sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác bằng cách thực hiện quy trình tách thửa. Khi hoàn tất thủ tục thì việc tách thửa được thể hiện bằng cách từ một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trở thành hai hoặc nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Thông thường, nguyên nhân của việc tách thửa xuất phát từ:

    (1) Người sử dụng đất chuyển nhượng một phần trong thửa đất của mình cho người khác.

    (2) Khi di sản thừa kết là quyền sử dụng đất thì việc tách thửa để phân chia di sản thừa kế.

    (3) Tách thửa khi có quyết định phân chia từ Tòa án.

    Diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh là bao nhiêu?

    Ngày 15/10/2024 Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã ban hành Quyết định 29/2024/QĐ-UBND. Trong đó tại Điều 4 Quyết định 29/2024/QĐ-UBND có quy định về diện tích tách thửa tối thiểu ở địa bàn tỉnh Trà Vinh được phân chia theo từng loại đất. Cụ thể:

    (1) Đối với đất phi nông nghiệp: Tại các phường, thị trấn có tuyến giáp đường giao thông công cộng hiện có với hành lang bảo vệ an toàn (HLBVAT) công trình ≥ 19m thì diện tích tối thiểu tách thửa là 45m2, nếu Tiếp giáp đường giao thông công cộng hiện có với HLBVAT công trình < 19m hoặc không quy định HLBVAT công trình thì diện tích tối thiếu là 36m2.

    Tại các xã có tuyến giáp đường giao thông công cộng hiện có với hành lang bảo vệ an toàn (HLBVAT) công trình ≥ 19m thì diện tích tối thiểu tách thửa là 50m2, nếu Tiếp giáp đường giao thông công cộng hiện có với HLBVAT công trình < 19m hoặc không quy định HLBVAT công trình thì diện tích tối thiếu là 40m2.

    (2) Đối với đất nông nghiệp: Tại các phường, thị trấn và các xã thì đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản, đất lâm nghiệp có diện tích tối thiểu để tách thửa là 1.000m2. Đất nông nghiệp còn lại 500m2.

    (3) Đối với thửa đất có hình dạng đặc biệt (hình thể không giống như hình chữ nhật, hình thang) thì diện tích phải đảm bảo theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Quyết định 29/2024/QĐ-UBND.

    Diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh là bao nhiêu? Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh quy định về điều kiện để tách thửa như thế nào? (Ảnh từ Internet)Diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh là bao nhiêu? Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh quy định về điều kiện để tách thửa như thế nào? (Ảnh từ Internet)

    Điều kiện tách thửa ở địa bàn tỉnh Trà Vinh như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 29/2024/QĐ-UBND có quy định về việc tách thửa, hợp thửa đất cần đáp ứng các điều kiện sau:

    (1) Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

    (2) Thửa đất còn trong thời hạn sử dụng đất.

    (3) Đất không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp đất có tranh chấp nhưng xác định được phạm vi diện tích, ranh giới đang tranh chấp thì phần diện tích, ranh giới còn lại không tranh chấp của thửa đất đó được phép tách thửa đất, hợp thửa đất.

    (4) Phần diện tích thửa đất không nằm trong khu vực đã có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    (5) Việc tách thửa đất (đối với đất phi nông nghiệp hoặc tách thửa đất để chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp) phải tiếp giáp với đường giao thông công cộng hiện có.

    Ngoài ra việc tách thửa còn phải tuân thủ các điều kiện tách thửa tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 29/2024/QĐ-UBND:

    (1) Các thửa đất sau khi tách thửa phải bảo đảm diện tích, kích thước tối thiểu được tách thửa theo quy định tại Điều 4 Quyết định này; trường hợp thửa đất được tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa thì phải thực hiện đồng thời việc hợp thửa với thửa đất liền kề;
    (2) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất thì thực hiện tách thửa, diện tích, kích thước tối thiểu của thửa đất sau khi tách để chuyển mục đích phải bằng hoặc lớn hơn diện tích, kích thước tối thiểu của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng. Đối với thửa đất có đất ở và đất khác thì không bắt buộc thực hiện tách thửa khi chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất sang đất ở, trừ trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa;
    (3) Trường hợp phân chia quyền sử dụng đất theo bản án, quyết định của Tòa án các cấp mà việc phân chia không bảo đảm các điều kiện, diện tích, kích thước tách thửa theo quy định thì không thực hiện tách thửa;
    (4) Việc tách thửa đất để chuyển mục đích sử dụng đất phải phù hợp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị đã được phê duyệt, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, quy hoạch chuyên ngành có liên quan theo quy định hiện hành.
    19