Di chúc thừa kế nhà đất phải bao gồm những nội dung nào?

Chuyên viên pháp lý: Lê Thị Thanh Lam
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Di chúc thừa kế nhà đất phải bao gồm những nội dung nào? Mức phí công chứng di chúc năm 2025 là bao nhiêu? Di chúc thừa kế nhà đất có hiệu lực từ khi nào?

Nội dung chính

    Di chúc thừa kế nhà đất phải bao gồm những nội dung nào?

    Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Điều 631. Nội dung của di chúc
    1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
    a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
    b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
    c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
    d) Di sản để lại và nơi có di sản.
    2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
    3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
    Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

    Theo đó, di chúc thừa kế nhà đất phải bao gồm những nội dung sau:

    - Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

    + Ngày, tháng, năm lập di chúc

    + Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc

    + Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản

    + Di sản để lại và nơi có di sản

    - Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc có thể có các nội dung khác.

    Di chúc thừa kế nhà đất phải bao gồm những nội dung nào?Di chúc thừa kế nhà đất phải bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)

    Mức phí công chứng di chúc năm 2025 là bao nhiêu?

    Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 4  Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về mức phí công chứng di chúc năm 2025 cụ thể là:

    TT

    Loại việc

    Mức thu

    (đồng/trường hợp)

    1

    Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp

    40 nghìn

    2

    Công chứng hợp đồng bảo lãnh

    100 nghìn

    3

    Công chứng hợp đồng ủy quyền

    50 nghìn

    4

    Công chứng giấy ủy quyền

    20 nghìn

    5

    Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu tương ứng với phần tăng tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư này)

    40 nghìn

    6

    Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

    25 nghìn

    7

    Công chứng di chúc

    50 nghìn

    8

    Công chứng văn bản từ chối nhận di sản

    20 nghìn

    9

    Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác

    40 nghìn

    - Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc: 100 nghìn đồng/trường hợp.

    Như vậy, mức phí công chứng di chúc năm 2025 là 50.000 đồng/trường hợp.

    Di chúc thừa kế nhà đất có hiệu lực từ khi nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định hiệu lực di chúc như sau:

    Điều 643. Hiệu lực của di chúc
    1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
    2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
    a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
    b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
    Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
    3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
    4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
    5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

    Khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
    1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
    2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

    Căn cứ khoản 2 Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Điều 71. Tuyên bố chết
    1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
    a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
    b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
    c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
    d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
    2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

    ...

    Như vậy, di chúc thừa kế nhà đất có hiệu lực từ thời điểm người có tài sản chết. 

    Ngoài ra, trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày người có tài sản chết (ngày chết do Tòa án xác định), Tòa án xác định ngày chết dựa trên các trường hợp dưới đây:

    - Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

    - Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

    - Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

    - Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015.

    Trên đây là nội dung bài viết "Di chúc thừa kế nhà đất phải bao gồm những nội dung nào?".

    saved-content
    unsaved-content
    114