Di chúc do vợ chồng cùng lập có được công nhận giá trị pháp lý theo quy định hiện hành hay không?

Di chúc vợ chồng cùng lập có gì trị pháp lý không? Giá trị của di chúc vợ chồng cùng lập khi người chồng chết trước như thế nào?

Nội dung chính

    Di chúc vợ chồng cùng lập có gì trị pháp lý không?

    Theo Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

    Di chúc
    Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 thời điểm, địa điểm mở thừa kế như sau:

    Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
    1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
    2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

    Theo quy định trên, thể hiện di chúc là ý chí của cá nhân chứ không bắt buộc là ý chí của một cá nhân, từ đó nhận định luật không cấm việc lập di chúc chung của vợ chồng. Do đó, di chúc chung vẫn có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện như quy định tại Điều 630.

    Đồng thời, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp này, vợ chồng lập di chúc chung định đoạt tài sản, do người vợ mất trước thì phần di chúc của người chồng trong di chúc chung đã phát sinh hiệu lực, phần di chúc của người chồng thì chưa. 

    Di chúc vợ chồng cùng lập có gì trị pháp lý không? (Ảnh từ Internet)

    Giá trị của di chúc vợ chồng cùng lập khi người chồng chết trước như thế nào?

    Căn cứ Khoản 1 Điều 640 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định như sau:

    Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
    1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
    2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
    3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.

    Như vậy, người chồng có thể bán hoặc thế chấp phần tài sản của mình trong khối tài sản nêu trên sau khi đã làm thủ tục hủy bỏ phần di chúc đã lập chung với vợ và thỏa thuận được phân chia tài sản trên với con trai.

    Gửi giữ di chúc được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 641 Bộ luật dân sự 2015 thì gửi giữ di chúc được quy định như sau:

    Gửi giữ di chúc

    1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.

    2. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về công chứng.

    3. Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây:

    a) Giữ bí mật nội dung di chúc;

    b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;

    c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.

    Như vậy, gửi giữ di chúc được quy định như sau:

    - Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.

    - Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về công chứng.

    - Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây:

    + Giữ bí mật nội dung di chúc;

    + Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;

    + Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.

    8