Đất xây dựng đô thị là đất dành để xây dựng các chức năng đô thị đúng không?

Đất dành để xây dựng các chức năng đô thị là đất xây dựng đô thị đúng không? Không gian xanh nhân tạo có phải được phân bố hợp lý trên toàn diện tích đất xây dựng đô thị không?

Nội dung chính

    Đất xây dựng đô thị là đất dành để xây dựng các chức năng đô thị đúng không?

    Căn cứ theo tiểu mục 1.4.5 mục 1.4 Điều 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD về quy định chung quy định như sau:

    1. QUY ĐỊNH CHUNG
    ...
    1.4 Giải thích từ ngữ
    Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...
    1.4.4 Đô thị
    Khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
    1.4.5 Đất xây dựng đô thị
    Đất dành để xây dựng các chức năng đô thị (gồm cả hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị) bao gồm đất dân dụng và đất ngoài dân dụng.
    ...

    Như vậy, đất xây dựng đô thị là đất được dành để xây dựng các chức năng đô thị, bao gồm cả hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Đất xây dựng đô thị được chia thành đất dân dụng và đất ngoài dân dụng.

    Đất xây dựng đô thị là đất dành để xây dựng các chức năng đô thị đúng không?Đất xây dựng đô thị là đất dành để xây dựng các chức năng đô thị đúng không? (Hình từ Internet)

    Không gian xanh nhân tạo có phải được phân bố hợp lý trên toàn diện tích đất xây dựng đô thị không?

    Căn cứ theo tiểu mục 1.5.5 mục 1.5 Điều 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD về quy định chung quy định như sau:

    1. QUY ĐỊNH CHUNG
    ...
    1.5 Yêu cầu chung
    ...
    1.5.5 Yêu cầu về quy hoạch không gian xanh, đất cây xanh đô thị
    - Không gian cây xanh trong đô thị, bao gồm không gian xanh tự nhiên (rừng, đồi, núi, thảm thực vật ven sông, hồ và ven biển) và không gian xanh nhân tạo (công viên, vườn hoa, mặt nước...) phải được quy hoạch gắn kết với nhau thành một hệ thống liên hoàn;
    - Không gian xanh tự nhiên cần được bảo vệ tối đa, không gian xanh nhân tạo phải được phân bố hợp lý trên toàn diện tích đất xây dựng đô thị để đảm bảo thuận lợi trong sử dụng;
    - Các chỉ tiêu đất cây xanh công cộng cho toàn đô thị và từng khu vực được xác định trong quy hoạch chung, quy hoạch phân khu phải đáp ứng với mục tiêu của quy hoạch và phù hợp đặc thù từng đô thị. Cây xanh sử dụng công cộng phải quy hoạch để đảm bảo mọi người dân tiếp cận thuận lợi;
    - Phải ưu tiên sử dụng các loại cây xanh bản địa, đặc trưng vùng miền và phù hợp với đô thị, bảo vệ được các cây quý hiếm, cây cổ thụ có giá trị. Chủng loại cây xanh trong đô thị không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông, phù hợp với các yêu cầu về phòng chống thiên tai, không gây hư hại công trình bao gồm cả phần ngầm và phần trên mặt đất, không tiết ra các chất độc hại hoặc hấp dẫn côn trùng gây ảnh hưởng đến dân cư.
    ...

    Theo đó, không gian xanh nhân tạo phải được phân bố hợp lý trên toàn diện tích đất xây dựng đô thị để đảm bảo thuận lợi trong sử dụng.

    Đất giao thông không bao gồm giao thông tĩnh so với đất xây dựng đô thị tối thiểu có tỷ lệ thế nào?

    Căn cứ theo tiểu mục 2.9.3.1 mục 2.9 Điều 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD về quy định chung quy định như sau:

    2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
    ...
    2.9 Yêu cầu về giao thông
    ...
    2.9.3 Hệ thống giao thông đô thị
    2.9.3.1 Hệ thống đường đô thị
    - Quy hoạch giao thông đô thị trong đồ án quy hoạch chung phải dự báo nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa và cơ cấu phương tiện giao thông;
    - Hệ thống giao thông đô thị phải đảm bảo liên hệ nhanh chóng, an toàn giữa tất cả các khu chức năng; kết nối thuận tiện nội vùng, giữa giao thông trong vùng với hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế;
    - Bề rộng một làn xe, bề rộng đường được xác định dựa trên cấp đường, tốc độ và lưu lượng xe thiết kế và phải tuân thủ các quy định của QCVN 07-4:2016/BXD;
    - Hè phố, đường đi bộ, đường xe đạp phải tuân thủ QCVN 07-4:2016/BXD;
    - Mật độ đường, khoảng cách giữa hai đường đảm bảo quy định trong Bảng 2.17;
    - Tỷ lệ đất giao thông (không bao gồm giao thông tĩnh) so với đất xây dựng đô thị tối thiểu: tính đến đường liên khu vực: 6 %; tính đến đường khu vực: 13 %; tính đến đường phân khu vực: 18 %.
    ...

    Như vậy, tỷ lệ đất giao thông (không bao gồm giao thông tĩnh) so với đất xây dựng đô thị tối thiểu được quy định như sau:

    - Tính đến đường liên khu vực: Tối thiểu 6%.

    - Tính đến đường khu vực: Tối thiểu 13%.

    - Tính đến đường phân khu vực: Tối thiểu 18%.

    Mật độ mạng lưới giao thông công cộng tối thiểu phải đạt bao nhiêu km đất xây dựng đô thị?

    Căn cứ theo tiểu mục 2.9.3.3 mục 2.9 Điều 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD về quy định chung quy định như sau:

    2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
    ...
    2.9 Yêu cầu về giao thông
    ...
    2.9.3 Hệ thống giao thông đô thị
    ...
    2.9.3.3 Mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng.
    - Đối với những đô thị từ loại III trở lên phải tổ chức mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng. Các loại hình giao thông công cộng gồm có: đường sắt đô thị, xe buýt, tàu thủy (nếu có);
    - Khoảng cách giữa các tuyến giao thông công cộng tối thiểu là 600 m và tối đa là 1 200 m (ở khu trung tâm đô thị tối thiểu là 400 m). Khoảng cách đi bộ từ nơi ở, nơi làm việc, nơi mua sắm, vui chơi giải trí... đến ga, bến công cộng tối đa là 500 m;
    - Mật độ mạng lưới giao thông công cộng phụ thuộc vào cơ cấu quy hoạch đô thị, tối thiểu phải đạt 2 km/km2 đất xây dựng đô thị. Khoảng cách giữa các bến giao thông công cộng trong đô thị được quy định như sau: đối với bến xe buýt, tàu điện tối đa là 600 m; đối với bến xe buýt nhanh (BRT), đường sắt đô thị (tàu điện ngầm; tàu điện mặt đất hoặc trên cao) tối thiểu là 800 m;
    - Tại chỗ giao nhau giữa các tuyến đường có phương tiện giao thông công cộng, phải bố trí trạm chuyển xe từ phương tiện này sang phương tiện khác với chiều dài đi bộ < 200 m;
    - Bến xe buýt và tàu điện trên đường chính phải bố trí cách chỗ giao nhau ít nhất 20 m. Chiều dài bến xe một tuyến, chạy một hướng ít nhất 20 m, trên tuyến có nhiều tuyến hoặc nhiều hướng phải tính toán cụ thể, nhưng không ngắn hơn 30 m. Chiều rộng bến ít nhất 3 m.
    ...

    Theo đó, mật độ mạng lưới giao thông công cộng tối thiểu phải đạt 2 km/km² đất xây dựng đô thị.

    11