Danh mục bí mật nhà nước, độ mật của ngành Tài chính gồm những thông tin trong phạm vi nào?

Danh mục bí mật nhà nước, độ mật của ngành Tài chính gồm những thông tin trong phạm vi nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về nội dung này?

Nội dung chính

    Danh mục bí mật nhà nước, độ mật của ngành Tài chính gồm những thông tin trong phạm vi nào?

    Phạm vi danh mục bí mật nhà nước độ mật của ngành Tài chính được quy định tại Điều 1 Quyết định 940/2003/QĐ-BCA(A11) về Danh mục bí mật Nhà nước độ Mật của ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:

    - Chủ trương chính sách mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Tài chính chưa công bố. Chiến lược quy hoạch, kế hoạch và định hướng phát triển các ngành kinh tế, kỹ thuật thuộc ngành Tài chính chưa công bố;

    - Thông tin tổng hợp về kiểm kê tài sản, đánh giá tài sản cố định của các ngành, địa phương. Các thông tin về vốn và tài sản của các doanh nghiệp nhà nước chưa công bố;

    - Tài liệu, số liệu về vay và trả nợ nước ngoài, viện trợ cho nước ngoài chưa công bố;

    - Thông tin trao đổi về đối tượng nộp thuế giữa các nhà chức trách có thẩm quyền theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước;

    - Hệ thống mạng lưới kho dự trữ quốc gia và kế hoạch bảo vệ;

    - Tình hình thực hiện kế hoạch dự trữ quốc gia và những số liệu liên quan đến việc đánh giá số lượng, chất lượng, giá trị vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia hàng năm;

    - Kế hoạch hàng năm về dự trữ quốc gia, số liệu vật tư, hàng hóa nhập kho, xuất kho và số liệu quyết toán vốn, phí hàng năm. Tài liệu kiểm tra, thanh ta dự trữ quốc gia ở các Bộ, ngành;

    - Phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí quyết nghề nghiệp quan trọng trong việc bảo quản vật tư, hàng hóa dự trữ quốc gia chưa công bố;

    - Các báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về định hướng điều hành giá cả hàng hóa, dịch vụ quan trọng trong từng thời kỳ chưa công bố.

    - Các quyết định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về giá chưa công bố;

    - Dự án nghiên cứu quy hoạch phát triển dài hạn thuộc lĩnh vực Hải quan trình Chính phủ. Số liệu và kết quả điều tra, khảo sát, nghiên cứu khoa học, các bí quyết nghề nghiệp và giải pháp hữu ích trong lĩnh vực Hải quan chưa công bố hoặc không công bố. Tài liệu về trang bị vũ khí, phương tiện kỹ thuật, khí tài nghiệp vụ thuộc lĩnh vực Hải quan chưa công bố hoặc không công bố;

    - Kho dữ liệu thống kê nhà nước về Hải quan chưa công bố; hồ sơ các vụ việc nghiệp vụ hải quan đang trong quá trình giải quyết;

    - Tài liệu về thiết kế, hệ thống kỹ thuật mạng thông tin máy tính; quy định, quy ước, mật khẩu truy nhập mạng thông tin máy tính và mạng máy tính có dữ liệu nghiệp vụ chuyên môn, nội bộ ngành Tài chính;

    Tài liệu về sơ đồ mạng truyền tin; tần số và quy ước liên lạc của lực lượng Hải quan;

    - Kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại của Tổng cục Hải quan, Cục Điều tra chống buôn lậu và các Cục Hải quan địa phương. Phương án đấu tranh trọng điểm, danh sách các đối tượng trọng điểm;

    - Thông tin do bên thứ ba cung cấp cho cơ quan chức năng thuộc Bộ Tài chính về đối tượng nộp thuế;

    - Chương trình, kế hoạch, nội dung, đối tượng thanh tra; các tài liệu, số liệu phục vụ cho công tác thanh tra, báo cáo kết luận thanh tra thuộc ngành tài chính chưa công bố;

    - Tin, tài liệu về thẩm tra, xác minh đơn, thư tố cáo, khiếu nại nội bộ ngành tài chính chưa công bố;

    - Tài liệu về quy hoạch cán bộ, hồ sơ cán bộ chủ chốt, (cấp Vụ, Cục và tương đương trở lên) của ngành tài chính; tài liệu, văn bản ghi ý kiến nhận xét, đánh giá của các cấp quản lý đang trong quá trình triển khai công tác cán bộ, (về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm điều động, luân chuyển, kỷ luật).

    Trên đây là quy định về phạm vi danh mục bí mật nhà nước độ Mật của ngành Tài chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 940/2003/QĐ-BCA(A11).

    Trân trọng!

    11