Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển năm 2016
Nội dung chính
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển năm 2016
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển năm 2016 được quy định tại Điều 3 Thông tư 91/2016/TT-BTC Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Theo đó, các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tập trung đánh giá các nội dung sau:
1. Công tác bố trí và tổ chức thực hiện dự toán chi ĐTPT năm 2016
a) Tình hình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án đầu tư công và Điều chỉnh dự án đầu tư công (nếu có) theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản chỉ đạo Điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
b) Tình hình phân bổ, giao dự toán chi ĐTPT năm 2016: Việc bố trí, phân bổ vốn, giao dự toán chi ĐTPT cho các dự án, công trình trong năm 2016 theo Luật Đầu tư công; thời gian phân bổ và giao kế hoạch cho chủ đầu tư; kết quả bố trí dự toán để thu hồi vốn ngân sách ứng trước và thanh toán nợ XDCB thuộc nguồn NSNN.
c) Tình hình thực hiện chi ĐTPT năm 2016: Tình hình thực hiện kế hoạch ĐTPT năm 2016, bao gồm giá trị khối lượng thực hiện, vốn thanh toán đến hết Quý II/2016 (gồm thanh toán khối lượng hoàn thành và thanh toán tạm ứng vốn đầu tư), dự kiến khối lượng thực hiện và vốn thanh toán đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 (có biểu phụ lục chi Tiết từng dự án, số liệu về tổng mức đầu tư được duyệt, vốn thanh toán lũy kế đến hết năm 2015, kế hoạch vốn năm 2016 thuyết minh đính kèm).
Tiến độ thực hiện các chương trình, dự án quan trọng, các chương trình Mục tiêu quốc gia, các dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi (tiến độ giải ngân, khả năng đảm bảo vốn đối ứng). Riêng các chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi trong cân đối NSNN, xác định khả năng giải ngân vượt dự toán được giao (nếu có) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
d) Tổng hợp, đánh giá tình hình nợ đọng khối lượng đầu tư XDCB nguồn NSNN theo các Văn bản của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2013 và Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30 tháng 4 năm 2015): Số nợ đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, số xử lý trong năm 2016, ước tính số còn nợ đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 (chi Tiết danh Mục và số nợ của từng dự án).
đ) Số vốn NSNN đã ứng trước cho các dự án đầu tư đến ngày 30 tháng 6 năm 2016 chưa có nguồn thu hồi.
e) Tình hình huy động, thu hồi và trả nợ các nguồn vốn (kể cả nguồn tạm ứng tồn ngân Kho bạc nhà nước) để thực hiện các dự án, công trình đầu tư cơ sở hạ tầng.
g) Tình hình quyết toán dự án đầu tư hoàn thành, trong đó nêu rõ: số dự án đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán theo quy định đến hết tháng 6/2016 và dự kiến đến hết năm 2016; nguyên nhân và giải pháp xử lý.
h) Đánh giá vướng mắc trong quản lý đầu tư theo Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và các văn bản pháp luật có liên quan, kiến nghị giải pháp xử lý.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chi hỗ trợ phát triển
a) Tình hình thực hiện tín dụng đầu tư ưu đãi của Nhà nước (tổng mức tăng trưởng tín dụng, các nguồn vốn để thực hiện kế hoạch tăng trưởng tín dụng, nguồn NSNN cấp bù chênh lệch lãi suất,...); đối tượng hưởng ưu đãi; phạm vi ưu đãi; đầu mối thực hiện chính sách tín dụng; lãi suất cho vay (căn cứ xác định lãi suất, mức lãi suất, chính sách lãi suất tín dụng ưu đãi trong trường hợp lãi suất thị trường có thay đổi); cải cách hành chính trong thủ tục xét duyệt cho vay.
b) Tình hình thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; tín dụng học sinh, sinh viên; cho vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;... Mỗi chương trình cho vay cần làm rõ phạm vi, đối tượng, Điều kiện vay; kết quả hoạt động, dư nợ cho vay, lãi suất huy động, số phát sinh bù chênh lệch lãi suất,...
c) Tình hình thực hiện kế hoạch dự trữ quốc gia năm 2016, gồm: tình hình thực hiện kế hoạch mua, bán, nhập, xuất, luân phiên đổi hàng, xuất cấp hàng dự trữ quốc gia (chi Tiết chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa). Đối với mua tăng, mua bù hàng dự trữ quốc gia cần chi Tiết theo số lượng, chủng loại hàng dự trữ quốc gia đã tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng, nhập kho theo kế hoạch đến thời Điểm báo cáo.
Trên đây là đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển năm 2016, được quy định tại Thông tư 91/2016/TT-BTC.
Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất