Đánh giá như thế nào về việc triển khai và tổ chức thực hiện dự toán chi đầu tư phát triển (ĐTPT) năm 2022?

Đánh giá như thế nào về việc triển khai và tổ chức thực hiện dự toán chi đầu tư phát triển (ĐTPT) năm 2022? Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi ĐTPT khác như thế nào?

Nội dung chính

    Đánh giá việc triển khai và tổ chức thực hiện dự toán chi đầu tư phát triển (ĐTPT) năm 2022 như thế nào?

    Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 47/2022/TT-BTC (có hiệu từ 12/09/2022) quy định về đánh giá việc triển khai và tổ chức thực hiện dự toán chi đầu tư phát triển (ĐTPT) năm 2022 như sau:

    (1) Đối với dự toán chi ĐTPT hằng năm (không bao gồm nhiệm vụ thực hiện theo Nghị quyết số 43/2022/QH15Nghị quyết số 11/NQ-CP)

    - Chi ĐTPT các chương trình, dự án

    + Tình hình phân bổ và giao, điều chỉnh, bổ sung dự toán chi ĐTPT nguồn NSNN năm 2022, chi tiết theo từng lĩnh vực chi:

    Thời hạn phân bổ và giao kế hoạch cho chủ đầu tư;

    Kết quả bố trí dự toán để thu hồi vốn ngân sách ứng trước và thanh toán nợ xây dựng cơ bản thuộc nguồn NSNN;

    Việc điều chỉnh, bổ sung dự toán chi ĐTPT của các bộ, ngành, địa phương năm 2022 (nếu có);

    Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị điều chỉnh cơ chế, chính sách; kiến nghị trong tổ chức thực hiện.

    + Tình hình thực hiện dự toán chi ĐTPT chương trình, dự án nguồn NSNN năm 2022 (bao gồm cả chuyển nguồn từ các năm trước sang năm 2022 theo quy định), chi tiết theo từng lĩnh vực chi, gồm:

    Các chương trình, dự án đầu tư công: Việc giải ngân vốn đến hết tháng 6 năm 2022, báo cáo dự kiến khả năng thực hiện đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2023; chi tiết theo từng nguồn vốn (trong đó: đối với chi ĐTPT của NSĐP, đề nghị chi tiết nguồn vốn NSĐP; vốn NSTW hỗ trợ có mục tiêu từ vốn ngoài nước, vốn trong nước); có biểu phụ lục chi tiết từng dự án, số liệu về tổng mức đầu tư được duyệt, vốn thanh toán lũy kế đến hết năm 2021, kế hoạch vốn năm 2022 - kể cả vốn bổ sung, điều chỉnh và ước thực hiện năm 2022, kèm theo thuyết minh).

    Đối với chi ĐTPT từ nguồn tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền và chuyển mục đích sử dụng đất: tình hình thu, nộp ngân sách và việc thực hiện dự toán chi ĐTPT năm 2022 từ nguồn thu này. Trường hợp phát sinh nguồn thu từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền và chuyển mục đích sử dụng đất năm 2022 nhưng chưa có dự toán đầu năm và đã có nhiệm vụ chi từ nguồn này đầy đủ điều kiện, thủ tục thực hiện, thì cơ quan, đơn vị báo cáo thành một mục riêng trong báo cáo dự toán NSNN năm 2023 để trình các cấp thẩm quyền bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn (nếu chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn), đồng thời bổ sung dự toán thu, chi năm 2022 theo quy định.

    Đánh giá tình hình xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn NSNN và thu hồi vốn ứng đến ngày 31 tháng 12 năm 2021; ước số xử lý trong năm 2022; dự kiến số nợ xây dựng cơ bản, số ứng chưa có nguồn thu hồi đến ngày 31 tháng 12 năm 2022 (chi tiết từng dự án).

    + Chi ĐTPT theo hình thức hợp tác công tư theo Nghị định số 69/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư khi thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao; khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân, kiến nghị.

    + Tác động đến NSNN của việc chuyển đổi các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sang phương thức đầu tư công và tác động đến NSNN (nếu có), việc bổ sung dự toán chi ĐTPT nguồn NSNN năm 2022 (nếu có).

    + Tình hình quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành, trong đó nêu rõ: số dự án đã được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành và số vốn đầu tư công còn lại chưa được bố trí để thanh toán so với giá trị quyết toán dự án hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt; số dự án sử dụng vốn đầu tư công đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán theo quy định đến hết tháng 6 năm 2022, dự kiến đến hết năm 2022; nguyên nhân và giải pháp xử lý.

    - Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi ĐTPT năm 2022 của các cơ quan hành chính nhà nước đang được hưởng cơ chế tài chính đặc thù theo quy định, chi tiết theo từng dự án và nguồn kinh phí (NSNN, nguồn phí được để lại, nguồn thu nghiệp vụ, nguồn hợp pháp khác).

    b) Đánh giá việc triển khai và tổ chức thực hiện dự toán chi ĐTPT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15Nghị quyết số 11/NQ-CP (không bao gồm nhiệm vụ tín dụng) theo từng chương trình, dự án, từng lĩnh vực chi:

    - Tình hình phân bổ, giao, điều chuyển, bổ sung dự toán chi ĐTPT nguồn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tách riêng các nhiệm vụ thuộc Chương trình và các nhiệm vụ được điều chuyển, bổ sung nguồn vốn của Chương trình, theo từng lĩnh vực chi.

    + Tình hình phân bổ, điều chuyển và giao, bổ sung dự toán chi ĐTPT các chương trình, dự án thuộc Chương trình phục hồi;

    + Tình hình điều chuyển, phân bổ, bổ sung dự toán chi ĐTPT các chương trình, dự án, nhiệm vụ không thuộc Chương trình phục hồi;

    - Tình hình triển khai thực hiện

    + Tình hình giải ngân các chương trình, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội;

    + Tình hình giải ngân các chương trình, dự án không thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được điều chuyển, bổ sung dự toán.

    Đánh giá như thế nào về việc triển khai và tổ chức thực hiện dự toán chi đầu tư phát triển (ĐTPT) năm 2022? (Hình Internet)

    Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi ĐTPT khác của NSNN năm 2022 được quy định như thế nào? 

    Theo Khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 5 Thông tư 47/2022/TT-BTC (có hiệu từ 12/09/2022) về đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi ĐTPT khác của NSNN năm 2022 được quy định như sau:

    - Đối với các nhiệm vụ tín dụng hằng năm (không bao gồm nhiệm vụ thực hiện theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 11/NQ-CP)

    Tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư ưu đãi của Nhà nước và tín dụng chính sách 6 tháng đầu năm, ước thực hiện cả năm 2022 (huy động vốn, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; tăng trưởng tín dụng, giải ngân, thu nợ gốc, dư nợ cho vay; NSNN cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý,...); việc cải cách hành chính trong thủ tục xét duyệt cho vay.

    - Đối với các nhiệm vụ tín dụng theo Nghị quyết số 43/2022/QH15Nghị quyết số 11/NQ-CP

    + Tình hình giao, bổ sung dự toán, hướng dẫn, thanh toán hỗ trợ lãi suất cho ngân hàng thương mại cho vay hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ NSNN đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (Nghị định số 31/2022/NĐ-CP);

    + Tình hình giao, bổ sung dự toán, hướng dẫn, giải ngân gói tín dụng cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm; học sinh, sinh viên; các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; cá nhân vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

    + Nhiệm vụ bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: Tiến độ triển khai thực hiện, trong đó chi tiết cấp trình, số vốn điều lệ bổ sung, các tác động tới thu - chi NSNN năm 2022.

    - Đối với vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư nhưng không cân đối vào NSNN: đánh giá việc phê duyệt, bố trí nguồn, kết quả thực hiện nhiệm vụ chi ĐTPT năm 2021 theo quy định (chi tiết nguồn phí và nguồn thu sự nghiệp được để lại, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vay và nguồn hợp pháp khác của đơn vị) theo từng lĩnh vực chi.

    - Tình hình thực hiện xã hội hóa năm 2022:

    Đánh giá tình hình thực hiện năm 2022 về tổng nguồn lực và cơ cấu nguồn lực xã hội hóa đầu tư theo ngành, lĩnh vực; số lượng các cơ sở được đầu tư từ nguồn lực xã hội hóa; kết quả đạt được; tồn tại, nguyên nhân, kiến nghị (nếu có).

    - Đánh giá những tồn tại, khó khăn khi triển khai các quy định của pháp luật về đầu tư công, bao gồm cả những kiến nghị về cơ sở pháp lý trong bố trí thực hiện các nhiệm vụ chi ĐTPT.

    11