Đăng ký tài sản gắn liền với đất vào sổ đỏ có bắt buộc không?

Đăng ký tài sản gắn liền với đất vào sổ đỏ có bắt buộc không? Các tài sản gắn liền với đất không được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

Nội dung chính

    Đăng ký tài sản gắn liền với đất vào sổ đỏ có bắt buộc không?

    Căn cứ vào khoản 2 Điều 131 Luật Đất đai 2024 quy định về đăng ký tài sản gắn liền với đất như sau:

    Nguyên tắc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
    1. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý.
    2. Tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng được đăng ký theo yêu cầu của chủ sở hữu.
    3. Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất bao gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
    4. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được giao đất để quản lý đã kê khai đăng ký được ghi vào hồ sơ địa chính và được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nếu đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
    5. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất.

    Như vậy, việc đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào sổ đỏ là không bắt buộc mà được thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.

    Đăng ký tài sản gắn liền với đất vào sổ đỏ có bắt buộc không?Đăng ký tài sản gắn liền với đất vào sổ đỏ có bắt buộc không?(Hình từ Internet)

    Các tài sản gắn liền với đất không được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 151 Luật Đất đai 2024 quy định các tài sản gắn liền với đất không được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:

    - Tài sản gắn liền với đất mà thửa đất có tài sản đó thuộc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 1 Điều 151 Luật Đất đai 2024 hoặc không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

    - Nhà ở hoặc công trình xây dựng được xây dựng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính hoặc xây dựng tạm thời bằng vật liệu tranh, tre, nứa, lá, đất; công trình phụ trợ nằm ngoài phạm vi công trình chính và để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng, vận hành công trình chính;

    - Tài sản gắn liền với đất đã có thông báo hoặc quyết định giải tỏa hoặc đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp đã quá 03 năm kể từ thời điểm có các thông báo, quyết định này mà không thực hiện;

    - Nhà ở, công trình được xây dựng sau thời điểm công bố cấm xây dựng; xây dựng lấn, chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã xếp hạng; tài sản gắn liền với đất được tạo lập từ sau thời điểm quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà tài sản được tạo lập đó không phù hợp với quy hoạch được duyệt tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở theo quy định tại Điều 148 và Điều 149 Luật Đất đai 2024 này có giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định của pháp luật về xây dựng;

    - Tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, trừ trường hợp tài sản đã được xác định là phần vốn của Nhà nước đóng góp vào doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

    - Tài sản gắn liền với đất không thuộc trường hợp quy định tại Điều 148 và Điều 149 Luật Đất đai 2024.

    Quyền chung của người sử dụng đất được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 26 Luật Đất đai 2024 quy định về quyền chung của người sử dụng đất như sau:

    Quyền chung của người sử dụng đất
    1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
    2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất sử dụng hợp pháp.
    3. Hưởng các lợi ích khi Nhà nước đầu tư để bảo vệ, cải tạo và phát triển đất nông nghiệp.
    4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, phục hồi đất nông nghiệp.
    5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
    6. Được quyền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
    7. Được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
    8. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

    Như vậy, người sử dụng đất có những quyền chung được quy định trên.

    6