15:26 - 02/12/2024

Đảng bộ Quân đội đã diễn ra bao nhiêu kỳ đại hội? Bộ trưởng Bộ quốc phòng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam là ai?

Đảng bộ Quân đội đã diễn ra bao nhiêu kỳ đại hội? Bộ trưởng Bộ quốc phòng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam là ai?

Nội dung chính

    Đảng bộ Quân đội đã diễn ra bao nhiêu kỳ đại hội?

    Đảng bộ Quân đội đã diễn ra đươc 11 kỳ Đại hội đại biểu, theo đó các mốc thời gian diễn ra các kỳ Đại hội như sau:

    (1) Từ ngày 17-07/1960 đến 21/07/1960: diễn ra Đại hội đại biểu Đảng toàn quân lần thứ I.
    (2) Từ ngày 16/01/1976 - 22/01/1976: diễn ra Đại hội đại biểu Đảng toàn quân lần thứ II
    (3) Từ ngày 15/01/1982-19/01/1982: diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ III.
    (4) Từ ngày 13/10/1986 - 18/10/1986: diễn ra Đại hội đại biểu Đảng toàn quân lần thứ IV.
    (5) Từ ngày 23/04/1991 - 27/04/1991: diễn ra Đại hội đại biểu Đảng toàn quân lần thứ V.
    (6) Từ ngày 06/05/1996 - 09/05/1996: diễn ra hội đại biểu Đảng toàn quân lần thứ VI.
    (7) Từ ngày 03/01/2001 - 05/01/2001: diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ VII.
    (8) Từ ngày 26/01/2005 - 29/01/2005: diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ VIII.
    (9) Từ ngày 19/09/2010 - 22/09/2010: diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ IX.
    (10) Từ ngày 21/09/2015 - 24/09/2015: diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X.
    (11) Từ ngày 27/09/2020 - 30/09/2020: diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI.

    Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI được tổ chức với phương châm: “Đoàn kết – Trí tuệ – Bản lĩnh – Dân chủ – Kỷ cương” và chủ đề: “Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu”. Đại hội đề ra mục tiêu xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, với một số quân chủng, binh chủng và lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.

    >> Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào?

    Đảng bộ Quân đội đã diễn ra bao nhiêu kỳ đại hội? Bộ trưởng Bộ quốc phòng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam là ai?

    Đảng bộ Quân đội đã diễn ra bao nhiêu kỳ đại hội? Bộ trưởng Bộ quốc phòng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam là ai? (Ảnh từ Internet)

    Bộ trưởng Bộ quốc phòng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam là ai?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 như sau:

    Chức vụ của sĩ quan
    1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
    a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
    b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
    c) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
    d) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;
    đ) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;
    e) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
    g) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
    h) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
    i) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
    k) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
    l) Trung đội trưởng.

    Theo đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là chức vụ cao nhất của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam là Bộ trưởng Chu Văn Tấn.

    Người đã giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời.

    Và từ tháng 9/1945 đến tháng 2/1946 Bộ trưởng Chu Văn Tấn đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ Liên hiệp lâm thời của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 như sau:

    Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan
    1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
    a) Đại tướng:
    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
    Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
    b) Thượng tướng, Đô đốc Hải quân:
    Thứ tr­ưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân không quá sáu;
    Phó Tổng Tham m­ưu trư­ởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng không quá ba;
    Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng;
    c) Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân:
    Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ;
    Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cảnh sát biển Việt Nam;
    Giám đốc, Chính ủy các học viện: Lục quân, Chính trị, Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Quân y;
    Hiệu trưởng, Chính ủy các trường sĩ quan: Lục quân I, Lục quân II, Chính trị;
    ...

    Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng.

    Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
    811
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ