Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Luật Đất đai 2024 được thực hiện như thế nào?

Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Luật Đất đai 2024 được thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

    Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Luật Đất đai 2024 được thực hiện như thế nào?

    Vừa qua, Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã có Báo cáo 266/BC-BTNMT ngày 14/11/2024 về tình hình triển khai thi hành Luật Đất đai gửi Thủ tướng Chính phủ.

    Theo Báo cáo, Luật Đất đai 2024 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2024, bước đầu đã đi vào cuộc sống góp phần vào việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất.

    Sau 03 tháng triển khai thi hành Luật Đất đai 2024, với các quy định mới của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, bước đầu cho thấy các chính sách mới đã mang lại hiệu quả như việc thực hiện quyền của người sử dụng đất, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, xác định giá đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… đã tạo được sự đồng thuận của đa số người dân, cộng đồng doanh nghiệp và sự thống nhất của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương góp phần giải phóng nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

    Thực hiện chỉ đạo của các cơ quan, ban, ngành có thẩm quyền, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai thi hành Luật Đất đai, kết quả kiểm tra việc ban hành các văn bản quy định chi tiết thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo Quyết định số 3115/QĐ-BTNMT ngày 27/9/2024 với nội dung về công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Luật Đất đai 2024 như sau:

    Công tác tuyên truyền, phổ biến những nội dung mới của Luật Đất đai 2024 cũng đã được các cơ quan tập trung tuyên truyền, phổ biến thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trong suốt thời gian qua. Các cơ quan truyền thông đã giành nhiều thời lượng để phổ biến các nội dung cơ bản của Luật Đất đai 2024 (Đài Truyền hình Việt Nam, Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam...).

    Ban Tuyên giáo Trung ương cũng đã chủ trì tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai 2024 cho báo cáo viên các cấp; tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Đất đai 2024 (cuộc thi diễn ra từ ngày 19/8/2024 đến hết ngày 08/9/2024). Tổng kết 3 tuần thi đã có tổng số 825.962 người tham gia với 1.017.050 lượt thi tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Một số ngành, địa phương có số lượng người tham gia cuộc thi đông và có nhiều người đạt giải cao như: TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội và các tỉnh: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bình Dương…

    Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai thi hành Luật Đất đai với các Bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nhiều địa phương kết nối trực tuyến đến cấp xã) ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai 2024; phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024 cho 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngay sau khi Chính phủ ban hành; cùng với đó, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến (đến cấp huyện) triển khai các nghị định quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, quỹ phát triển đất.

    Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kiểm toán Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam… tổ chức phổ biến Luật Đất đai 2024 đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, kiều bào trong và ngoài nước, các đối tượng là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan.

    Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tổ chức các Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai 2024 và các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024 cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các tổ chức có liên quan trên địa bàn tỉnh, thành phố (nhiều tỉnh, thành phố tổ chức phổ biến đến cấp xã). Quá trình phổ biến Luật Đất đai 2024 và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đã kết hợp với giải đáp các vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật để tạo cách hiểu thống nhất khi áp dụng. Bộ xác định việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện với nhiều hình thức phù hợp.

    Các địa phương đã chủ động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai cho các tầng lớp nhân dân, động viên người dân và doanh nghiệp tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật đất đai, mời báo cáo viên cấp trung ương phổ biến tại địa phương, kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến thông qua hệ thống thông tin kết nối đến tận xã, phường, thị trấn, tổ dân phố.

    Việc tuyên truyền, phổ biến được thực hiện thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú như hội nghị trực tiếp, trực tuyến, hội thảo, thi tìm hiểu pháp luật, phóng sự, tin bài... qua đó, từng bước nâng cao hiểu biết, nhận thức về Luật Đất đai 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành, tạo sự thống nhất trong tổ chức thực hiện tại các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như người dân, doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất đai mà Luật Đất đai 2024 đã đề ra.

    Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Luật Đất đai 2024 được thực hiện như thế nào?

    Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Luật Đất đai 2024 được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

    Hành vi nào bị nghiêm cấm trong lĩnh đất đai?

    Điều 11 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai
    1. Lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất.
    2. Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai.
    3. Vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
    4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai.
    5. Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin đất đai không chính xác, không đáp ứng yêu cầu về thời hạn theo quy định của pháp luật.
    6. Không ngăn chặn, không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
    7. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
    8. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
    9. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
    10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
    11. Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai.

    Như vậy, có 11 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai như trên.

    13