00:00 - 20/11/2024

Công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ được áp dụng cho các đối tượng nào từ ngày 22/12/2024?

Công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ được áp dụng cho các đối tượng nào từ ngày 22/12/2024? Dân quân tự vệ là gì và thi đua, khen thưởng phải đảm bảo nguyên tắc gì?

Nội dung chính

    Công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ được áp dụng cho các đối tượng nào từ ngày 22/12/2024

    Ngày 08 tháng 11 năm 2024 Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 93/2024/TT-BQP quy định và hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ.

    Theo đó, tại Điều 2 Thông tư 93/2024/TT-BQP có quy định về đối tượng áp dụng như sau:

    Đối tượng áp dụng
    1. Cá nhân
    a) Cá nhân thuộc thành phần của Dân quân tự vệ;
    b) Cá nhân không thuộc thành phần của Dân quân tự vệ có thành tích, đóng góp trong công tác Dân quân tự vệ;
    c) Cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân người nước ngoài có đóng góp trong công tác Dân quân tự vệ.
    2. Tập thể
    a) Đơn vị Dân quân tự vệ từ cấp tiểu đội và tương đương trở lên; b) Ban Chỉ huy quân sự cấp xã;
    c) Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương; Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;
    d) Cơ quan, đơn vị quân đội;
    đ) Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế,
    e) Tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tập thể người nước ngoài; cơ quan, tổ chức nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam có thành tích, đóng góp trong công tác Dân quân tự vệ.

    Theo đó, đối tượng áp dụng quy định và hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ theo Thông tư 93/2024/TT-BQP được quy định như trên.

    Công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ được áp dụng cho các đối tượng nào từ ngày 22/12/2024? (Ảnh từ Internet)Công tác thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ được áp dụng cho các đối tượng nào từ ngày 22/12/2024? (Ảnh từ Internet)

    Dân quân tự vệ là gì?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.

    Bên cạnh đó, tại Điều 6 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định như sau:

    Thành phần của Dân quân tự vệ
    1. Dân quân tự vệ tại chỗ.
    2. Dân quân tự vệ cơ động.
    3. Dân quân thường trực.
    4. Dân quân tự vệ biển.
    5. Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

    Như vậy, Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng gắn liền với sản xuất và công tác, bao gồm các thành phần đa dạng như dân quân tự vệ tại chỗ, cơ động, thường trực, biển, và các lực lượng chuyên ngành khác như phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.

    Thi đua, khen thưởng về Dân quân tự vệ phải đảm bảo nguyên tắc gì?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 93/2024/TT-BQP quy định như sau:

    Nguyên tắc thi đua, khen thưởng; căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
    1. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng; căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thực hiện theo quy định tại các Điều 5, 7 và Điều 10 Luật Thi đua, khen thưởng; Điều 4 Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng (sau đây viết gọn là Nghị định số 98/2023/NĐ-CP).

    Theo đó, căn cứ tại Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 như sau:

    Nguyên tắc thi đua, khen thưởng
    1. Việc thi đua được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
    a) Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch;
    b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
    2. Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
    a) Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;
    b) Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;
    c) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;
    d) Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
    3. Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.

    Theo Điều 7 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 như sau:

    Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua
    1. Phong trào thi đua.
    2. Thành tích thi đua.
    3. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.

    Căn cứ tại Điều 10 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 như sau:

    Căn cứ xét khen thưởng
    1. Thành tích đạt được.
    2. Tiêu chuẩn khen thưởng.
    3. Điều kiện và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích.

    Tại Điều 4 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định như sau:

    Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
    1. Khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được, không nhất thiết phải có hình thức khen thưởng mức thấp mới được khen thưởng mức cao hơn.
    2. Cấp có thẩm quyền khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục, hồ sơ theo quy định.
    3. Kết quả khen thưởng thành tích đột xuất, thi đua theo chuyên đề không dùng làm căn cứ để đề nghị cấp trên khen thưởng công trạng.
    4. Chưa khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng cho cá nhân, tập thể trong thời gian cơ quan có thẩm quyền đang xem xét thi hành kỷ luật hoặc điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo, có vấn đề tham nhũng, tiêu cực được báo chí nêu đang được xác minh làm rõ.
    Trường hợp cá nhân, tập thể bị kỷ luật, sau khi chấp hành xong thời gian kỷ luật, cá nhân, tập thể lập được thành tích thì thành tích khen thưởng được tính từ thời điểm chấp hành xong thời gian thi hành kỷ luật.
    5. Thời gian nghỉ thai sản đối với cá nhân theo quy định được tính để xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
    6. Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng.
    7. Thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến đối với cá nhân là nữ lãnh đạo, quản lý được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung. Trường hợp cá nhân nữ lãnh đạo, quản lý thuộc đối tượng được quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian để xét khen thưởng quá trình cống hiến thực hiện theo quy định chung.

    Như vậy, việc thi đua, khen thưởng và xét tặng danh hiệu được thực hiện theo các quy định pháp luật, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng, và kịp thời.

    Đồng thời căn cứ vào các tiêu chí về thành tích, phong trào thi đua và tiêu chuẩn danh hiệu theo Luật Thi đua, khen thưởng 2022 cũng như Nghị định 98/2023/NĐ-CP.

    Thông tư 93/2024/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 22 tháng 12 năm 2024.

    Chuyên viên pháp lý Trần Thị Mộng Nhi
    106
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ