Côn Đảo và Phú Quốc thuộc tỉnh nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 60?

Côn Đảo và Phú Quốc trực thuộc tỉnh nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 60? Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, nhập đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính?

Nội dung chính

    Côn Đảo và Phú Quốc trực thuộc tỉnh nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 60?

    Côn Đảo là một quần đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam. Phú Quốc là thành phố đảo trực thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Đảo Phú Quốc cùng các đảo nhỏ lân cận và quần đảo Thổ Chu hợp lại tạo thành thành phố Phú Quốc ở vịnh Thái Lan, đây là thành phố đảo đầu tiên được thành lập của Việt Nam.

    Ngày 12/4/2025 vừa qua, tại hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sau khi xem xét và thảo luận đã thông qua một số nội dung cụ thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025.

    Theo đó, Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 đã quy định như sau:

    Về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp: (1) Đồng ý chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 01/7/2025 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành. (2) Đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Chính phủ (Danh sách chi tiết kèm theo). (3) Đồng ý sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60 - 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.

    Theo đó, dự kiến có 34 tỉnh thành gồm: Danh sách 28 tỉnh và 6 thành phố theo Nghị quyết 60.

    Danh sách 28 tỉnh và 6 thành phố sau sáp nhập theo Nghị quyết 60 cùng với tên gọi mới của 34 tỉnh sau sáp nhập:

    Stt

    Tên gọi mới

    Tỉnh sáp nhập

    1

    Thành phố Hà Nội

    Không thay đổi

    2

    Thành phố Huế

    Không thay đổi

    3

    Tỉnh Lai Châu

    Không thay đổi

    4

    Tỉnh Điện Biên

    Không thay đổi

    5

    Tỉnh Sơn La

    Không thay đổi

    6

    Tỉnh Lạng Sơn

    Không thay đổi

    7

    Tỉnh Quảng Ninh

    Không thay đổi

    8

    Tỉnh Thanh Hoá

    Không thay đổi

    9

    Tỉnh Nghệ An

    Không thay đổi

    10

    Tỉnh Hà Tĩnh

    Không thay đổi

    11

    Tỉnh Cao Bằng

    Không thay đổi

    12

    Tỉnh Tuyên Quang

    Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang

    13

    Tỉnh Lào Cai

    Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái

    14

    Tỉnh Thái Nguyên

    Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên

    15

    Tỉnh Phú Thọ

    Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình

    16

    Tỉnh Bắc Ninh

    Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang

    17

    Tỉnh Hưng Yên

    Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình

    18

    Thành phố Hải Phòng

    Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng

    19

    Tỉnh Ninh Bình

    Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định

    20

    Tỉnh Quảng Trị

    Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị

    21

    Thành phố Đà Nẵng

    Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng

    22

    Tỉnh Quảng Ngãi

    Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi

    23

    Tỉnh Gia Lai

    Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định

    24

    Tỉnh Khánh Hoà

    Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà

    25

    Tỉnh Lâm Đồng

    Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận

    26

    Tỉnh Đắk Lắk

    Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên

    27

    Thành phố Hồ Chí Minh

    Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh

    28

    Tỉnh Đồng Nai

    Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước

    29

    Tỉnh Tây Ninh

    Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An

    30

    Thành phố Cần Thơ

    Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang

    31

    Tỉnh Vĩnh Long

    Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh

    32

    Tỉnh Đồng Tháp

    Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp

    33

    Tỉnh Cà Mau

    Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau

    34

    Tỉnh An Giang

    Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang

    Như vậy, Côn Đảo trước thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nay hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh thành Thành phố Hồ Chí Minh.

    Đảo Phú Quốc trước thuộc tỉnh Kiên Giang, nay hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang thành tỉnh An Giang.

    Côn Đảo và Phú Quốc thuộc tỉnh nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 60?

    Côn Đảo và Phú Quốc thuộc tỉnh nào sau sáp nhập theo Nghị quyết 60? (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 như sau:

    (1) Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

    - Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;

    - Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;

    - Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;

    - Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

    (2) Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

    - Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

    - Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;

    - Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    - Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;

    - Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

    (3) Việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:

    - Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia;

    - Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.

    Chuyên viên pháp lý Hồ Nguyễn Bảo Ngọc
    saved-content
    unsaved-content
    1092