Có thể tước quốc tịch Việt Nam đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài không?

Trường hợp nói tiếng việt không giỏi thì có được nhập quốc tịch Việt Nam không? Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam không? Người bị tước quốc tịch Việt Nam có được trở lại quốc tịch Việt Nam không?

Nội dung chính

    Nói tiếng việt không giỏi thì có được nhập quốc tịch Việt Nam không?

    Nói tiếng việt không giỏi thì có được nhập quốc tịch Việt Nam không? Dạ, xin hỏi. Tôi có người bạn nước ngoài đang muốn nhập quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất là tiếng việt bạn đó nói chưa tốt. Như vậy, liệu có khả thi không?

    Trả lời:

    Căn cứ Khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam như sau:

    1. Công ân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

    b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

    c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

    d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

    đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

    Như vậy, ngoài đáp ứng các điều kiện còn lại nêu trên thì pháp luật còn đặt ra quy định biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam.

    Nên có thể hiểu là không bắt buộc bạn đó phải nói tốt, nói giỏi tiếng Việt. Do vậy, nếu muốn gia nhập quốc tịch Việt Nam thì bạn này có thể làm thủ tục để được cơ quan có thẩm quyền xem xét.

    Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam không?

    Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam không? Xin hỏi, trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam hay không?

    Trả lời:

    Căn cứ Khoản 1 Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định như sau:

    Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi sau đây:

    - Gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

    - Gây phương hại nghiêm trọng đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Như vậy, đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài vẫn có thể bị tước quốc tịch Việt Nam nếu có hành vi đã nêu trên.

    Có thể tước quốc tịch Việt Nam đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài không?(Hình ảnh Internet)

    Người bị tước quốc tịch Việt Nam có được trở lại quốc tịch Việt Nam không?

    Người bị tước quốc tịch Việt Nam có được trở lại quốc tịch Việt Nam không? Xin hãy cho biết: Người bị tước quốc tịch Việt Nam có được trở lại quốc tịch Việt Nam hay không?

    Trả lời:

    Căn cứ Khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định xin trở lại quốc tịch Việt Nam như sau:

    1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (bị tước quốc tịch) có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

    a) Xin hồi hương về Việt Nam;

    b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

    c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

    d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;

    Như vậy, người bị tước quốc tịch Việt Nam vẫn có thể trở lại quốc tịch Việt Nam khi thuộc một trong trường hợp trên. Lưu ý: Không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam và phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

    1
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ