Có thể gia hạn thời gian giải thể Quỹ phát triển đất tối đa bao lâu?
Nội dung chính
Có thể gia hạn thời gian giải thể Quỹ phát triển đất tối đa bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình giải thể Quỹ phát triển đất
...
3. Sau khi phương án giải thể được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể Quỹ phát triển đất, đồng thời gửi văn bản thông báo đến Bộ Tài chính và công bố việc giải thể trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trung ương.
4. Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực:
a) Quỹ phát triển đất có trách nhiệm thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này.
b) Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này.
5. Hội đồng giải thể tự động chấm dứt hoạt động khi Quỹ phát triển đất đã hoàn tất các thủ tục giải thể theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
6. Thời gian giải thể Quỹ phát triển đất không quá 02 năm, kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực. Trường hợp cần thiết theo yêu cầu thực tiễn của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định gia hạn thời gian giải thể nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 01 năm.
Tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 104/2024/NĐ-CP có quy định thời gian giải thể Quỹ phát triển đất không quá 02 năm, kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực.
Tuy nhiên, nếu thuộc trường hợp cần thiết thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định gia hạn thời gian giải thể nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 01 năm.
Như vậy, có thể gia hạn thời gian giải thể Quỹ phát triển đất nhưng tối đa không qua 1 năm.
Có thể gia hạn thời gian giải thể Quỹ phát triển đất tối đa bao lâu? (Ảnh từ Internet)
Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của Quỹ phát triển đất được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động
1. Cơ cấu tổ chức của Quỹ phát triển đất gồm có:
a) Hội đồng quản lý.
b) Ban kiểm soát.
c) Cơ quan điều hành nghiệp vụ.
2. Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc của Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát, Cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ được thực hiện theo quy định tại các Điều 9, 10 và 11 Nghị định này.
3. Quỹ phát triển đất hoạt động theo mô hình độc lập hoặc mô hình ủy thác.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định Quỹ phát triển đất hoạt động theo mô hình độc lập thì thực hiện theo quy định tại các Điều 9, 10 và 11 Nghị định này.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương hoặc Quỹ tài chính khác của địa phương quản lý Quỹ phát triển đất thì thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Theo đó, Quỹ phát triển đất có cơ cấu tổ chức gồm Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Cơ quan điều hành nghiệp vụ.
Nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ làm việc được quy định rõ ràng trong Nghị định 104/2024/NĐ-CP.
Tùy theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Quỹ có thể hoạt động theo mô hình độc lập hoặc mô hình ủy thác.
Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân và chức năng của Quỹ phát triển đất được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân và chức năng của Quỹ phát triển đất
1. Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn.
2. Quỹ phát triển đất có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản, hạch toán độc lập, có vốn điều lệ.
3. Tên gọi: “Quỹ phát triển đất” ghép với tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Quỹ phát triển đất có chức năng tiếp nhận, huy động vốn theo quy định để thực hiện nhiệm vụ ứng vốn và được hoàn trả vốn ứng theo quy định tại Điều 114 Luật Đất đai năm 2024, Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Như vậy, Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hoạt động độc lập, không vì mục đích lợi nhuận.
Quỹ có tư cách pháp nhân đầy đủ, tên gọi gắn với tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Với chức năng huy động và quản lý vốn để thực hiện các nhiệm vụ ứng vốn và hoàn trả vốn.
Quyền hạn của Quỹ phát triển đất là gì?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền hạn của Quỹ phát triển đất
1. Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ phát triển đất theo đúng mục tiêu và các nhiệm vụ được giao.
2. Ban hành quy chế, quy trình nghiệp vụ để điều hành hoạt động của Quỹ phát triển đất.
3. Kiểm tra việc tuân thủ mục đích sử dụng vốn ứng của dự án, nhiệm vụ được Quỹ phát triển đất ứng vốn.
4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng, hoàn trả vốn ứng.
5. Các quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Theo đó, Quỹ phát triển đất có quyền hạn theo quy định trên.