Cơ sở đăng kiểm tàu cá, đăng kiểm viên tàu cá có quyền và nghĩa vụ như thế nào theo quy định hiện hành?
Nội dung chính
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở đăng kiểm tàu cá, đăng kiểm viên tàu cá được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 70 Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 thì quyền và nghĩa vụ của cơ sở đăng kiểm tàu cá, đăng kiểm viên tàu cá được quy định cụ thể như sau:
- Cơ sở đăng kiểm tàu cá có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện đăng kiểm tàu cá theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu chủ tàu cá hoặc cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá cung cấp hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tạo điều kiện cần thiết tại hiện trường để đăng kiểm viên giám sát, kiểm tra kỹ thuật, bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
+ Nhận chi phí đăng kiểm theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện giám sát kỹ thuật đối với tàu cá đóng mới, cải hoán theo quy định;
+ Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đăng kiểm, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
+ Chấp hành hướng dẫn và chịu sự thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về đăng kiểm tàu cá theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đăng kiểm viên tàu cá có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Ký và sử dụng con dấu, ấn chỉ nghiệp vụ khi lập hồ sơ đăng kiểm cho tàu cá và trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá theo quy định;
+ Từ chối thực hiện yêu cầu kiểm tra kỹ thuật khi chưa đủ điều kiện đăng kiểm theo quy định;
+ Bảo lưu ý kiến khác với quyết định của người đứng đầu tổ chức đăng kiểm về kết luận đánh giá trạng thái kỹ thuật của tàu cá và trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá;
+ Thực hiện đăng kiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng tàu;
+ Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra an toàn kỹ thuật, phân cấp tàu cá.